tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá dữ liệu mưa quan trắc vệ tinh từ GPM và persiann phục vụ cảnh báo mưa Thành phố Hồ Chí Minh

Báo cáo trình bày việc sử dụng các dữ liệu quan trắc mưa từ “Chương trình đo mưa toàn cầu và Hệ thống ước lượng lượng mưa từ” Thông tin viễn thám sử dụng mạng thần kinh nhân tạo tích hợp hệ thống phân loại mây so sánh đánh giá với số liệu quan trắc mưa từ các trạm mặt đất để xác định mức độ chính xác của các số liệu vệ tinh nhằm phục vụ công tác cảnh báo mưa và ngập tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (). | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU MƯA QUAN TRẮC VỆ TINH TỪ GPM VÀ PERSIANN PHỤC VỤ CẢNH BÁO MƯA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Bùi Chí Nam1 Tóm tắt: Báo cáo trình bày việc sử dụng các dữ liệu quan trắc mưa từ “Chương trình đo mưa toàn cầu và Hệ thống ước lượng lượng mưa từ” Thông tin viễn thám sử dụng mạng thần kinh nhân tạo tích hợp hệ thống phân loại mây so sánh đánh giá với số liệu quan trắc mưa từ các trạm mặt đất để xác định mức độ chính xác của các số liệu vệ tinh nhằm phục vụ công tác cảnh báo mưa và ngập tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (). Các phương pháp sử dụng là truy vấn không gian, đánh giá thống kê theo loại và đánh giá thống kê theo biến. Kết quả cho thấy lượng mưa ngày có độ chính xác trung bình khoảng 72% - 76%, trung bình của sai số tuyệt đối là khoảng 11 - 13 mm. Từ khóa: TMPA, IMERG và PERSIANN-CCS. Ban Biên tập nhận bài: 13/5/2017 1. Mở đầu Lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong sự lưu thông của hoàn lưu khí quyển. Đo mưa là công tác quan trọng trong nghiên cứu cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn. Mạng lưới trạm đo mưa khu vực thuộc quản lý của Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ được mở rộng từ năm 1977, với mật độ phân bố dày và phân bố dàn trãi thuận lợi cho việc tính toán phân bố mưa. Đo mưa ở các trạm này chủ yếu bằng phương pháp thủ công với kết quả là số liệu mưa ngày. Riêng trạm Tân Sân Hòa là trạm tự động. Ngoài ra, Trung tâm Chống ngập TP. HCM còn có các trạm đo mưa riêng để phục vụ theo dõi tình hình ngập nước ở các khu vực thấp trũng của thành phố. Từ năm 2016, Trung tâm làm chủ đầu tư của dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP. HCM” trong đó từ 2016 đến 2020 thành phố sẽ lắp đặt thêm năm trạm khí tượng, một trạm ra đa thời tiết, 80 trạm đo mưa, 20 trạm đo thủy văn. Trong việc quan trắc mưa nghiệp vụ, không phải tất cả các trạm đều là tự động có thể có ngay kết quả, vì vậy quá trình đưa ra kết quả trong cảnh báo mưa và dự báo thủy văn cũng chưa được nhanh chóng cũng như thiếu dữ liệu về mặt không gian. Phân viện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN