tailieunhanh - Tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn

Đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn, người viết không chỉ muốn lí giải một vấn đề lớn đặt ra trong lịch sử và có ý nghĩa trong đời sống xã hội mà còn góp phần tìm hiểu tác giả và sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Phạm vi tìm hiểu của chúng tôi là các tác giả tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 47-53 This paper is available online at DOI: TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC THỜI KHỞI NGHĨA LAM SƠN Đinh Thị Phương Thu Trường Trung học Phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Tư tưởng thân dân là một nội dung quan trọng của văn học trung đại Việt Nam. Tư tưởng này được thể hiện đậm nét trong sáng tác văn chương của các tác giả trung đại thế kỉ XV. Đặt vấn đề nghiên cứu tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn, người viết không chỉ muốn lí giải một vấn đề lớn đặt ra trong lịch sử và có ý nghĩa trong đời sống xã hội mà còn góp phần tìm hiểu tác giả và sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Phạm vi tìm hiểu của chúng tôi là các tác giả tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân. Từ khóa: Tư tưởng thân dân, văn học, khởi nghĩa Lam Sơn. 1. Mở đầu Tư tưởng thân dân xuyên suốt tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc. Tiếp nối truyền thống của văn học thời Trần, tư tưởng thân dân được thể hiện phong phú trong thơ văn thời khởi nghĩa Lam Sơn. Các trí thức thời Lê đã ý thức rõ về vai trò, sức mạnh to lớn của người dân, họ không chỉ thương dân, gần dân mà còn trọng dân, ơn dân. Họ khao khát thực hiện hoài bão, lí tưởng giúp dân, giúp nước, đem trí lực của kẻ sĩ mà mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Nghiên cứu về tư tưởng thân dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn là một vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có nhiều tư liệu, công trình nghiên cứu hay bài viết tìm hiểu vấn đề một cách chuyên sâu. Có hướng nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam chủ yếu là đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng và văn học Việt Nam, trong đó có đưa ra một vài nhận xét khái quát. Có hướng nghiên cứu về sự phát triển của lịch sử văn học Việt Nam nhưng chủ yếu là những giáo trình nên mới chỉ chạm đến vấn đề ở mức độ sơ lược hoặc điểm qua một số tác giả tiêu biểu ở

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN