tailieunhanh - Một số phương pháp xác định chỉ số căng thẳng tài nguyên nước và bước đầu áp dụng cho vùng Nam Trung Bộ

Bài báo trình bày một số phương pháp tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước như chỉ số Falkenmark, chỉ số căng thẳng nước WSI, chỉ số khan hiếm nước đó nghiên cứu, áp dụng bộ chỉ số thích hợp cho điều kiện của Việt Nam. Bái báo cũng trình bày những kết quả tính toán ban đầu về bộ chỉ số căng thẳng nước cho lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Nam Trung Bộ, bao gồm hệ số sức ép nguồn nước DPs - đại diện cho tỉ lệ tiêu thụ so với tổng lượng tài nguyên nước trên toàn lãnh thổ và chỉ số vể sử dụng nước cho giai đoạn hiện tại 2010. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CĂNG THẲNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG CHO VÙNG NAM TRUNG BỘ ThS. Phùng Thị Thu Trang, PGS. TS. Huỳnh Thị Lan Hương, Nguyễn Văn Đại và Nguyễn Hoàng Thủy Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu ài báo trình bày một số phương pháp tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước như chỉ số Falkenmark, chỉ số căng thẳng nước WSI, chỉ số khan hiếm nước Rws, từ đó nghiên cứu, áp dụng bộ chỉ số thích hợp cho điều kiện của Việt Nam. Bái báo cũng trình bày những kết quả tính toán ban đầu về bộ chỉ số căng thẳng nước cho lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Nam Trung Bộ, bao gồm hệ số sức ép nguồn nước DPs – đại diện cho tỉ lệ tiêu thụ so với tổng lượng tài nguyên nước trên toàn lãnh thổ và chỉ số vể sử dụng nước cho giai đoạn hiện tại 2010. Kết quả cho thấy bộ chỉ số có khả năng áp dụng tại Việt Nam, phục vụ cho công tác quản lí tài nguyên nước. B 1. Tổng quan một số phương pháp tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước a. Chỉ số Falkenmark Chỉ số Falkenmark là chỉ số phổ biến nhất trên thế giới để đánh giá tình trạng căng thẳng về nước. Chỉ số được định nghĩa là tổng lượng dòng chảy năm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Chỉ số này thường được sử dụng trong đánh giá trên phạm vi quốc gia khi mà dữ liệu có sẵn nhằm cung cấp kết quả trực quan và dễ hiểu. Dựa trên việc sử dụng bình quân đầu người, các điều kiện nước trong một khu vực có thể được phân loại như: không căng thẳng, căng thẳng, khan hiếm, và cực kì khan hiếm. Chỉ số (m3/đầu người) Tình trạng >1700 Không căng thẳng 1000 - 1700 Căng thẳng 500 - 1000 Khan hiếm m), núi thấp (< m) và đồng bằng. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 27497,2 km2, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 18,7%, đất lâm nghiệp chiếm 39,4%, đất hoang hoá chưa sử dụng và sông suối là 35,1%. Đến nay, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn là chủ đạo của vùng. Tuy nhiên, vào mùa khô, vùng Nam Trung Bộ rất có nguy cơ bị hạn hán, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí

TỪ KHÓA LIÊN QUAN