tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng mô hình hai chiều đứng CE-QUAL-W2 mô phỏng và dự báo chất lượng nước hồ Hoà Bình
Bài báo này xin giới thiệu quá trình ứng dụng mô hình hai chiều đứng CE-QUAL-W2 nghiên cứu sự biến đổi chất lượng nước hồ Hoà Bình theo chiều sâu, làm rõ hơn chế độ phân tầng nhiệt độ và nồng độ khí ôxi hòa tan trong nước hồ. bài viết để nắm thêm chi tiết nội dung. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HAI CHIỀU ĐỨNG CE-QUAL-W2 MÔ PHỎNG VÀ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ HOÀ BÌNH TS. Nguyễn Kiên Dũng Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường au khi hồ Hoà Bình được xây dựng và đi vào vận hành từ năm 1990, chất lượng nước hồ có nhiều thay đổi. Đặc biệt trong bối cảnh hồ chứa thủy điện Sơn La đã hoàn thành và chính thức tích nước điều tiết vào tháng 9 năm 2012 thì việc nghiên cứu, dự báo sự biến đổi chất lượng nước hồ theo không gian và theo thời gian là yêu cầu thực tế hết sức cấp thiết. Bài báo này xin giới thiệu quá trình ứng dụng mô hình hai chiều đứng CE-QUAL-W2 nghiên cứu sự biến đổi chất lượng nước hồ Hoà Bình theo chiều sâu, làm rõ hơn chế độ phân tầng nhiệt độ và nồng độ khí ôxi hòa tan trong nước hồ. S 1. Đặt vấn đề Hồ chứa Hoà Bình trên sông Đà với tổng dung tích tỷ m3, chiều dài 200 km, diện tích mặt thoáng hồ ứng với mực nước dâng bình thường là 208 km2 bắt đầu hình thành từ tháng 1 năm1983, năm 1987 tích đầy nước, tháng 4/1994 phát điện tổ máy cuối cùng. Đây là hồ chứa dạng sông dài, hẹp và sâu, có độ dốc đáy lớn. Vì vậy nồng độ bùn cát và các yếu tố chất lượng nước không chỉ biến đổi phức tạp theo chiều dọc mà còn theo chiều sâu của hồ. Để tìm hiểu chế độ phân tầng nhiệt, ô xi hòa tan, nồng độ chất lơ lửng trong hồ Hòa Bình, mô hình chất lượng nước hai chiều đứng CE-QUAL-W2 đã được nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm. 2. Cơ sở lí thuyết mô hình CE-QUAL-W2 Mô hình CE-QUAL-W2 sử dụng các phương trình trung bình hướng ngang của chất lỏng chuyển động được chuyển đổi từ các phương trình ba chiều, được Edinger và Buckak xây dựng từ năm 1975 và liên tục được phát triển cho tới nay. a. Phương trình động lượng (1) Trong đó: U: thành phần tốc độ hướng dọc của tốc độ trung bình theo phương ngang (m/s), B: chiều rộng khối nước (m), X: trục hoành của tọa độ Cartesian với chiều dương hướng theo chiều dòng chảy, Z: trục tung của tọa độ Cartesian với chiều dương hướng xuống
đang nạp các trang xem trước