tailieunhanh - Đánh giá thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo các tiêu chí: Cơ cấu theo ngành công nghiệp: Quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo 4 nhóm ngành trong giai đoạn từ 2005 đến 2016. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 151-162 This paper is available online at DOI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ Đỗ Anh Dũng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo các tiêu chí: cơ cấu theo ngành công nghiệp: quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo 4 nhóm ngành trong giai đoạn từ 2005 đến 2016. Kết quả đánh giá cho thấy, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp trong vùng tăng nhanh, đóng góp cao vào gia tăng quy mô giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, thể hiện được việc khai thác và phát huy được các nguồn lực phát triển công nghiệp và có vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp của nước ta. Trong cơ cấu ngành công nghiệp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngành công nghiệp điện tử tin học và chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng cao, những ngành này được coi là động lực cho sự phát triển công nghiệp trong vùng. Đánh giá thực trạng phát triển cơ cấu ngành công nghiệp là một trong những luận cứ quan trọng để đưa ra những định hướng phát triển công nghiệp cho vùng. Từ khóa: Cơ cấu ngành công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 1. Mở đầu Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, khi đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế các chỉ số phát triển ngành công nghiệp có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên thế giới Trong số các công trình khoa học nổi tiếng nghiên cứu về công nghiệp cần phải kể đến “Thuyết định vị công nghiệp” của Alfred Webber (1868-1958) đưa ra năm 1909 trong công trình “Über den Standort der Industrie” (Theory of the Location of Industries). Trong nghiên cứu này, A. Weber đề xuất cơ sở lí thuyết cho việc tính toán .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN