tailieunhanh - Chế độ đãi ngộ đối với võ quan trong quân đội của vương triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884
Chế độ đãi ngộ dành cho võ quan là một trong những chính sách quan trọng trong xây dựng và củng cố lực lượng quân đội dưới triều Nguyễn. Võ quan dưới triều Nguyễn không chỉ được hưởng lương bổng như những ngạch quan lại khác trong triều đình mà còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt của nhà nước do đặc thù công việc, như chế độ cho những người trận vong, trận thương cho quân đội khi tham gia chiến trận. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp. 120-129 This paper is available online at DOI: CHẾ ÐỘ ÐÃI NGỘ ÐỐI VỚI VÕ QUAN TRONG QUÂN ÐỘI CỦA VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884 Vũ Thị Nga Khoa Di sản Văn hóa, Trường Ðại học Văn hóa Hà Nội Tóm tắt. Chế độ đãi ngộ dành cho võ quan là một trong những chính sách quan trọng trong xây dựng và củng cố lực lượng quân đội dưới triều Nguyễn. Võ quan dưới triều Nguyễn không chỉ được hưởng lương bổng như những ngạch quan lại khác trong triều đình mà còn được hưởng những ưu đãi đặc biệt của nhà nước do đặc thù công việc, như chế độ cho những người trận vong, trận thương cho quân đội khi tham gia chiến trận. Những chính sách này không chỉ phản ánh đời sống, thu nhập của tầng lớp võ quan mà còn phần nào cho thấy tình hình kinh tế cũng như chính trị của vương triều Nguyễn. Từ khóa: Lương bổng, quân đội, triều Nguyễn, võ quan. 1. Mở đầu Võ quan là bộ phận quan trọng trong lực lượng quân đội của một nhà nước quân chủ nói chung, triều Nguyễn nói riêng. Những chính sách của nhà nước đối với võ quan quyết định đến đời sống kinh tế cũng như tinh thần của họ. Do vậy, đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự mạnh yếu của quân đội, thể hiện vai trò của nhà nước trong những quyết sách liên quan trực tiếp đến sự vững mạnh của nền chính trị đương thời. Dưới vương triều Nguyễn, đặc biệt là thời vua Tự Ðức, nước Ðại Nam đang bị thực dân Pháp xâm lược. Những chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với các võ quan thể hiện được sự coi trọng của nhà nước đối với quân đội, phản ánh vai trò của bộ phận này đối với sự ổn định của tình hình chính trị - xã hội trong nước cũng như huy động sức mạnh của quân đội trong kháng chiến chống ngoại xâm. Trước đây, do cách tiếp cận về nhà Nguyễn còn có tính định kiến nên việc nghiên cứu về quân đội triều Nguyễn nói chung cũng như chế độ bổng lộc của nhà nước dành cho quân đội còn hạn chế. Hiện nay, việc nhìn nhận và đánh
đang nạp các trang xem trước