tailieunhanh - Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
Mảng đề tài bang giao – xướng họa trong thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn là những sáng tác mang tính quan phương, phản ánh mối quan hệ chính trị - văn hóa trong bang giao Việt – Trung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài của văn học mang tính chức năng thì thơ của hai thi nhân họ Đoàn còn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Thái độ trân trọng, quý mến những người bạn Trung Hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với các sứ thần ngoại quốc. | Thơ bang giao của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 80-87 This paper is available online at THƠ BANG GIAO CỦA ĐOÀN NGUYỄN THỤC VÀ ĐOÀN NGUYỄN TUẤN Nguyễn Thị Hoà Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn Tóm tắt. Mảng đề tài bang giao – xướng họa trong thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn là những sáng tác mang tính quan phương, phản ánh mối quan hệ chính trị - văn hóa trong bang giao Việt – Trung. Tuy nhiên, ẩn sau bề ngoài của văn học mang tính chức năng thì thơ của hai thi nhân họ Đoàn còn thể hiện tình cảm hòa hiếu dân tộc; Thái độ trân trọng, quý mến những người bạn Trung Hoa và tinh thần giao lưu văn hóa cao đẹp với các sứ thần ngoại quốc. Cả hai sứ thần vừa thể hiện tình cảm nồng hậu, chân thành, cởi mở vừa khéo léo lồng xen vào đó niềm tự hào về quê hương, đất nước và sự khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc. Những bài thơ bang giao của họ đã góp phần mở mang giao lưu văn hóa giữa Việt Nam – Trung Hoa và góp thêm phần phong phú cho dòng thơ đi sứ Việt Nam thời trung đại. Từ khóa: Bang giao – xướng họa, thơ đi sứ, Đoàn Nguyễn Thục, Đoàn Nguyễn Tuấn. 1. Mở đầu 1. Cha ông ta ngày xưa rất coi trọng ngoại giao, ngoại giao thực sự là một mặt trận tiếp nối quân sự để giữ gìn chủ quyền, độc lập và hòa bình cho đất nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam luôn nêu cao chính nghĩa và hòa hiếu. Phan Huy Chú từng viết: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với các nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thủ lại rất quan hệ, cho nên nghĩa tu hiếu (việc giao hiếu) chép ở Kinh Xuân Thu, đạo giao lân (giao thiệp với các nước láng giềng) chép ở hiền truyện (sách Mạnh Tử), chính là đem lòng tin thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận” [1]. 2. Không phải đến Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn mới có những vần thơ .
đang nạp các trang xem trước