tailieunhanh - Niềm tin tôn giáo trong tiểu thuyết Godan của Prem Chand
Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, tâm lí, tình cảm và thấm sâu trong tư tưởng chính trị, quan điểm triết học, văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, những nghi lễ, Tiểu thuyết Godan của Prem Chand đã phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX với những luật tục của tôn giáo, chế độ đẳng cấp, quan niệm truyền thống lạc hậu đã khiến cho cuộc sống của người dân lao động chịu nhiều khổ cực, bất công. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Social Sciences, 2018, Volume 64, Issue 2, pp. 37-44 This paper is available online at DOI: NIỀM TIN TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT GODAN CỦA PREM CHAND Lê Thị Bích Thủy Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt. Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, tâm lí, tình cảm và thấm sâu trong tư tưởng chính trị, quan điểm triết học, văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, những nghi lễ, Tiểu thuyết Godan của Prem Chand đã phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX với những luật tục của tôn giáo, chế độ đẳng cấp, quan niệm truyền thống lạc hậu đã khiến cho cuộc sống của người dân lao động chịu nhiều khổ cực, bất công. Tiểu thuyết Godan đã góp phần vào tiếng nói chung tố cáo chế độ đẳng cấp, quan niệm tôn giáo và lễ giáo cổ hủ trong mối quan hệ ứng xử giữa người với người, trong quan hệ hôn nhân gia đình, đã tước đi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng, quyền hạnh phúc của con người. Từ khóa: Niềm tin tôn giáo, Godan, Prem Chand. 1. Mở đầu Ấn Độ được biết đến như một xứ sở của các tôn giáo. Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chi phối mọi suy nghĩ, hành động, tâm lí, tình cảm và thấm sâu trong tư tưởng chính trị, quan điểm triết học, văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, những nghi lễ, Tiểu thuyết Godan của Prem Chand là bức tranh sinh động phản ánh hiện thực Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. Tác phẩm đã phản ánh những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội Ấn Độ với những quan niệm về đẳng cấp, tôn giáo và những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã khiến cho cuộc sống của người dân nghèo luôn đứng trước những xung đột, tai họa, bất công. Trong Ấn Độ xưa và nay, các tác giả đã khẳng định Ấn Độ được biết đến là xứ sở của triết học và tôn giáo. “Điều kì diệu của nền văn hóa Ấn Độ là sự trường tồn mãi mãi với thời gian với .
đang nạp các trang xem trước