tailieunhanh - Ảnh hưởng của ENSO đến khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mục đích của bài báo này là nghiên cứu các ảnh hưởng của ENSO đến khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào các kỳ El Nino hoạt động mùa khô thường kéo dài, nhiệt độ và số giờ nắng tăng, lượng mưa và độ ẩm giảm và làm cho chỉ số khô hạn tăng. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ẢNH HƯỞNG CỦA ENSO ĐẾN KHÔ HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lương Văn Việt - Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ục đích của bài báo này là nghiên cứu các ảnh hưởng của ENSO đến khô hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào các kỳ El Nino hoạt động mùa khô thường kéo dài, nhiệt độ và số giờ nắng tăng, lượng mưa và độ ẩm giảm và làm cho chỉ số khô hạn tăng. Ngoài ra vào các kỳ El Nino độ mặn tại các trạm quan trắc tăng đáng kể. Điều này xảy ra ngược lại vào các kỳ La Nina hoạt động. Từ khóa: ENSO, khô hạn, xâm nhập mặn, Đồng bằng sông Cửu Long. M 1. Đặt vấn đề ENSO là tên viết tắt để chỉ sự xuất hiện đồng thời của hai hiện tượng là El Nino, La Nina và dao động Nam. Do phần lớn diện tích của lưu vực sông Mê Kông nằm trong khu vực nhiệt đới nên lượng mưa hay dòng chảy trên lưu vực này chịu tác động mạnh của ENSO. Vào những năm El Nino hoạt động, lưu lượng dòng chảy đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường suy giảm và làm gia tăng tình hình xâm nhập mặn. Vào các năm El Nino, lượng mưa và độ ẩm thường giảm, nhiệt độ và số giờ nắng tăng, làm tăng lượng bốc thoát hơi và gây khô hạn nặng vào mùa khô. Để giảm thiểu các tác động ENSO đến sản xuất nông nghiệp cho ĐBSCL thì việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL là cần thiết. 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu . Số liệu sử dụng Việc đánh giá ảnh hưởng của ENSO đến mức độ khô hạn được dựa trên số liệu quan trắc về nhiệt độ, độ ẩm tương đối, gió, số giờ nắng và lượng mưa tháng. Để có số trạm đủ lớn, số liệu ổn định và phù hợp với phương pháp nghiên cứu, bài báo này sử dụng số liệu từ năm 1978 đến 2013 (36 năm) phục vụ phân tích đánh giá. Có tất cả 13 trạm được đưa vào phân tích, chúng được phân bố đều trên khu vực ĐBSCL và nêu trong bảng 2. Đây là các trạm có tương đối đầy đủ số liệu, các năm thiếu số liệu được bổ sung bằng phương pháp hồi qui tuyến tính từng bước trên cơ sở các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN