tailieunhanh - Thực trạng quản lí sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường tại các trường trung học phổ thông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết về thực trạng quản lí sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường. Kết quả nghiên cứu trên 568 cán bộ quản lí và giáo viên cho thấy các chức năng quản lí phối hợp theo lí thuyết được đánh giá ở thứ bậc cao hơn so với những chức năng quản lí phối hợp giữa gia đình trong thực tiễn. Kết quả này phản ánh thực tế sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường tại các trường trung học phổ thông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 1 (2019): 162-175 Vol. 16, No. 1 (2019): 162-175 Email: tapchikhoahoc@; Website: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH – NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thanh Dân Trường THCS và THPT Lý Văn Lâm – Cà Mau Tác giả liên hệ: Email: nguyenthanhdancamau196@ Ngày nhận bài: 26-9-2017; ngày nhận bài sửa: 18-5-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 TÓM TẮT Bài viết về thực trạng quản lí sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường. Kết quả nghiên cứu trên 568 cán bộ quản lí và giáo viên cho thấy các chức năng quản lí phối hợp theo lí thuyết được đánh giá ở thứ bậc cao hơn so với những chức năng quản lí phối hợp giữa gia đình trong thực tiễn. Kết quả này phản ánh thực tế sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường tại các trường trung học phổ thông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: quản lí, phối hợp, phối hợp gia đình – nhà trường. 1. Đặt vấn đề Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường phản ánh vai trò, trách nhiệm giữa gia đình với nhà trường trong việc cùng nhau giáo dục học sinh, đảm bảo trẻ em nhận được nhiều nhất từ trường học và hệ thống giáo dục. Trong thực tế, hoạt động giáo dục, học tập chỉ đạt hiệu quả khi có một môi trường tích cực: an ninh, thân thiện, được tiếp xúc với các nhà giáo dục, người thầy có trách nhiệm, yêu thương người học, có bạn bè yêu mến, sẻ chia Về phía phụ huynh học sinh ở Việt Nam, đại đa số cha mẹ học sinh đều mong muốn con cái được nuôi dưỡng và học tập hiệu quả trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và Tổ quốc. Hiện nay, vấn đề chạy trường, chọn cho con học tập với một chương trình học tốt hơn hay đi du học nước ngoài cũng thể hiện mong muốn vừa nêu ở trên. Một số trường học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng những mong đợi của học sinh, của phụ huynh và
đang nạp các trang xem trước