tailieunhanh - Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết trình bày nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các nguyên nhân chủ quan là do giáo viên dễ bị căng thẳng, thiếu kĩ năng xử lí các tình huống, cũng như chưa chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Về khách quan, do họ chịu các áp lực từ phụ huynh về thể trạng trẻ, từ sự đánh giá của xã hội và sự quá tải trong công việc. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 1 (2019): 141-149 Vol. 16, No. 1 (2019): 141-149 Email: tapchikhoahoc@; Website: NGUYÊN NHÂN BẠO HÀNH TRẺ MẦM NON TƯ THỤC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VÀ VÙNG PHỤ CẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phú Quý, Bùi Thế Bảo Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Email: quyntp@ Ngày nhận bài: 21-3-2018; ngày nhận bài sửa: 27-4-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 TÓM TẮT Bài báo trình bày nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các nguyên nhân chủ quan là do giáo viên dễ bị căng thẳng, thiếu kĩ năng xử lí các tình huống, cũng như chưa chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Về khách quan, do họ chịu các áp lực từ phụ huynh về thể trạng trẻ, từ sự đánh giá của xã hội và sự quá tải trong công việc. Từ khóa: bạo hành, bạo hành trẻ mầm non, nguyên nhân bạo hành. 1. Đặt vấn đề Bạo hành trẻ em được hiểu là những hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất hay tinh thần trẻ. Các nghiên cứu cho thấy việc bạo hành trẻ có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lí của chúng. Những trẻ thường xuyên bị đánh đòn có ít chất xám hơn ở một số vùng cụ thể trên vỏ não trước, điều này có liên quan đến chứng trầm cảm, nghiện ngập, và các rối loạn tâm thần khác. Hơn nữa, việc não bộ của trẻ bị ảnh hưởng có thể khiến chúng suy giảm khả năng nhận thức (dẫn theo Trần Hùng John, 2016). Chưa hết, việc bạo hành luôn đi kèm với cảm xúc tiêu cực bên trong trẻ, làm cho trẻ dễ có hành động bộc phát, mất cân bằng, chuyển hóa năng lượng kém, ăn không ngon, ngủ không sâu, chán nản, không muốn hoạt động (Trần Hoàng Thị Thu Thủy, 2014). Trên thế giới, cứ hai đứa trẻ thì có một em từng bị bạo hành (tổ chức End violence against children, 2018). Tại Việt Nam, 68,4% trẻ em độ tuổi 1-14 .
đang nạp các trang xem trước