tailieunhanh - Đóng góp của thuyết nhân học trong phân tích thực hành dạy học của giáo viên: Nghiên cứu một trường hợp

Giữa tri thức được dạy trên lớp học và tri thức cần dạy theo quy định của chương trình luôn có một khoảng cách, thường khá lớn. Hiện tượng đó giải thích tính thỏa đáng của những nghiên cứu thực hành dạy học của giáo viên. Phần đầu của bài báo giới thiệu những công cụ hữu hiệu do Thuyết nhân học mang lại cho việc tìm câu trả lời. Phần còn lại trình bày một nghiên cứu nhỏ do chúng tôi thực hiện, nó cho thấy rõ hiệu quả của những công cụ lí thuyết đã nêu. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC GIÁO DỤC EDUCATION SCIENCE ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 1 (2019): 57-72 Vol. 16, No. 1 (2019): 57-72 Email: tapchikhoahoc@; Website: ĐÓNG GÓP CỦA THUYẾT NHÂN HỌC TRONG PHÂN TÍCH THỰC HÀNH DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN: NGHIÊN CỨU MỘT TRƯỜNG HỢP Lê Thị Hoài Châu1, Nguyễn Thị Minh Đào2 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường THPT Châu Thành – Bà Rịa Vũng Tàu Tác giả liên hệ: Email: chaulth@ Ngày nhận bài: 19-10-2018; ngày nhận bài sửa: 28-10-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 TÓM TẮT Giữa tri thức được dạy trên lớp học và tri thức cần dạy theo quy định của chương trình luôn có một khoảng cách, thường khá lớn. Hiện tượng đó giải thích tính thỏa đáng của những nghiên cứu thực hành dạy học của giáo viên. Bước chuyển tri thức chương trình vào lớp học sẽ được thực hiện như thế nào? Bước chuyển ấy phải chịu những ràng buộc gì? Căn cứ vào đâu để đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên? Phần đầu của bài báo giới thiệu những công cụ hữu hiệu do Thuyết nhân học (trong Didactic) mang lại cho việc tìm câu trả lời. Phần còn lại trình bày một nghiên cứu nhỏ do chúng tôi thực hiện, nó cho thấy rõ hiệu quả của những công cụ lí thuyết đã nêu. Từ khóa: số phức, chuyển hóa sư phạm nội tại, tổ chức toán học tham chiếu. Đặt vấn đề Ravel L. (2003) đã viết: Nếu mở cánh cửa những lớp học khác nhau và dự giờ nhiều giáo viên cùng dạy một bài, về cùng một đối tượng toán học, ở cùng một cấp lớp, thì nhà nghiên cứu hẳn sẽ rất ngạc nhiên và không có cảm giác là mình vừa quan sát việc dạy học cùng một đối tượng toán học trong tất cả các lớp. Cố gắng giải thích hiện tượng này, cũng chính nhà nghiên cứu ấy tìm hiểu chương trình – nguồn tư liệu đầu tiên mà giáo viên dựa vào để xây dựng bài giảng của mình. Rất có thể nhà nghiên cứu sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy một sự chênh lệch khá lớn giữa đối tượng toán học

TÀI LIỆU LIÊN QUAN