tailieunhanh - Hoàn lưu gió mực 850 hPa ở Việt Nam trong mùa gió mùa mùa hè

Bài báo trình bày kết quả đánh giá đặc điểm hoàn lưu mực 850 hPa ở khu vực Việt Nam trong mùa gió mùa mùa hè dựa trên cơ sở số liệu tái phân tích CFSR thời kỳ 1981-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoàn lưu mực 850 hPa có sự thay đổi đột ngột vào thời kỳ bắt đầu gió mùa, đới gió tây liên tục được mở rộng và phát triển, áp cao Tây Thái Bình Dương suy yếu và dịch chuyển về phía đông. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI HOÀN LƯU GIÓ MỰC 850 hPa Ở VIỆT NAM TRONG MÙA GIÓ MÙA MÙA HÈ Nguyễn Đăng Mậu, Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu rên cơ sở số liệu tái phân tích CFSR thời kỳ 1981 - 2010, bài báo trình bày kết quả đánh giá đặc điểm hoàn lưu mực 850 hPa ở khu vực Việt Nam trong mùa gió mùa mùa hè. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoàn lưu mực 850 hPa có sự thay đổi đột ngột vào thời kỳ bắt đầu gió mùa, đới gió tây liên tục được mở rộng và phát triển, áp cao Tây Thái Bình Dương suy yếu và dịch chuyển về phía đông. Thời kỳ kết thúc gió mùa diễn ra chậm chạp hơn so với thời kỳ bắt đầu, đặc điểm nổi bật là hoàn lưu gió đông thay thế gió tây, lưỡi áp cao Tây Thái Bình Dương lấn xa về phía tây. Trong mùa gió mùa mùa hè, sự tiến triển của hoàn lưu gió mực 850 hPa gắn liền với sự mạnh/yếu của xoáy nghịch biển Ả Rập và áp cao Tây Thái Bình Dương. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8, đới gió tây liên tục được tăng cường và mở rộng; sang tháng 9, gió tây suy yếu rất nhiều với mức giảm tương đương với mức tăng trong các tháng trước đó. Từ khóa: Hoàn lưu, gió mùa mùa hè. T 1. Mở đầu Theo Khromov (1957), gió mùa là hoàn lưu của khí quyển trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt trái đất, trong đó thịnh hành vào mùa đông và mùa hè có hướng gần như ngược nhau. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng vùng gió mùa là vùng có hướng gió giữa hai mùa lệch nhau tối thiểu một góc 1200 (được gọi là góc gió mùa) và tần suất gió thịnh hành tối thiểu là 40% [7]. Theo Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004), đặc trưng nổi bật nhất của gió mùa mùa hè ở khu vực Việt Nam là hoàn lưu của đới gió tây mực thấp. Bởi vì lẽ đó, hầu hết các chỉ số gió mùa mùa hè được đề xuất đều dựa trên đặc trưng về hoàn lưu. Theo Wang, B. và L. Ho (2002) lãnh thổ nước ta nằm trong vùng giao tranh của các tiểu hệ thống gió mùa Châu Á [8]. Do vậy, chế độ hoàn lưu ở nước ta rất phức tạp và chịu tác động của các tiểu hệ thống gió mùa này. Theo Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.