tailieunhanh - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng nước cho nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long

Bài báo trình bày kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước của một số cây nông nghiệp chính (cây lúa và mầu) trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, tập trung đánh giá phân tích sự thay đổi về tổng nhu cầu sử dụng nước tưới, sự thay đổi về nhu cầu tưới giữa các tháng trong năm và sự thay đổi về nhu cầu tưới giữa các tiểu vùng trong khu vực nghiên cứu. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỬ DỤNG NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Mai Kim Liên - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia; Hoàng Văn Đại - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Đặng Ngọc Điệp - Bộ Tài nguyên và Môi trường; Trần Đỗ Bảo Trung - University Of Texas at Arlington USA. ài báo trình bày kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước của một số cây nông nghiệp chính (cây lúa và mầu) trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, tập trung đánh giá phân tích sự thay đổi về tổng nhu cầu sử dụng nước tưới, sự thay đổi về nhu cầu tưới giữa các tháng trong năm và sự thay đổi về nhu cầu tưới giữa các tiểu vùng trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với kịch bản phát thải trung bình (B2) tổng nhu cầu dùng nước vùng ĐBSCL đến giữa thế kỷ tăng 17,9% so với thời kỳ cơ sở. B 1. Mở đầu Vùng ĐBSCL của Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên, kể cả diện tích các đảo ven bờ, là km² [5], trong đó khoảng 64% diện tích đất (hơn 2,5 triệu ha) được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, và nuôi trồng thuỷ sản từ các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Theo thống kê ĐBSCL cung cấp hơn 53% sản lượng gạo, 65% sản lượng thuỷ sản, 75% sản lượng trái cây và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam [3]. Tuy nhiên, do tác động của việc phát triển thủy điện, sử dụng nước ở các nước thượng lưu, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang đặt ra cho ĐBSCL những thách thức rất lớn. Mặt khác theo khuyến cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì ĐBSCL là một trong những vùng chịu mức độ tổn thương lớn ở nước ta và trên thế giới do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) [1]. Đây là những rào cản lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL, đặc biệt đối với sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư. Trong giới hạn của bài báo này, tác giả chỉ xét đến tác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.