tailieunhanh - Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực ở Việt Nam
Bài viết trình bày về hệ thống giám sát hạn hán thời gian thực được xây dựng cho Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám là kết quả hợp tác giữa Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường với Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản. Phân bố không gian và thời gian của hạn hán được biểu thị qua chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI). | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG GIÁM SÁT HẠN HÁN THỜI GIAN THỰC Ở VIỆT NAM Nguyễn Văn Thắng(1), Mai Văn Khiêm(1), Wataru Takeuchi(2), Văn Ngọc An(2) (1) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2) Viện Khoa học Công nghiệp, Trường Đại học Tokyo H ệ thống giám sát hạn hán thời gian thực được xây dựng cho Việt Nam trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám là kết quả hợp tác giữa Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường với Trường Đại học Tokyo, Nhật Bản. Phân bố không gian và thời gian của hạn hán được biểu thị qua chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI). Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy chỉ số KBDI đã thể hiện được khá tốt các đặc trưng quan trọng của điều kiện khô/hạn và ẩm ướt, bao gồm cả phân bố theo không gian và thay đổi theo thời gian. Từ khóa: KBDI, hạn khí tượng, lượng mưa, nhiệt độ bề mặt 1. Mở đầu Hạn hán là một loại thiên tai phổ biến trên thế giới. Biểu hiện của nó là hiện tượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất, Người ta thường phân biệt 4 loại hạn khác nhau: Hạn khí tượng (thiếu hụt lượng mưa trong cán cân lượng mưa-bốc hơi); hạn thủy văn (dòng chảy sông suối giảm rõ rệt, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp); hạn nông nghiệp (thiếu hụt nước mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước của cây trồng); và hạn kinh tế-xã hội (thiếu hụt nguồn nước cấp cho các hoạt động kinh tế-xã hội). Trong những thập kỷ gần đây hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống con người và môi trường sinh thái. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 21 triệu ha đất hạn hán biến thành đất không có năng suất kinh tế. Bởi tầm quan trọng của việc giảm nhẹ tác hại của hạn hán, hầu hết các quốc gia hiện nay đều đã xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo hạn hán. Ở Mỹ, Trung tâm giảm nhẹ hán .
đang nạp các trang xem trước