tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ma trận rủi ro để chi tiết hóa cấp độ rủi ro cho mưa lớn trên khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
Bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phương pháp ma trận rủi ro để chi tiết hóa các cấp độ rủi ro cho hiện tượng mưa lớn đến cấp huyện trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong đó rủi ro là hàm của hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Kết quả nghiên cứu cho thấy ma trận rủi ro do mưa lớn được tạo ra tương đối phù hợp với thực tế và đã phần nào cụ thể hóa được cấp độ rủi ro cho đến cấp huyện | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN RỦI RO ĐỂ CHI TIẾT HÓA CẤP ĐỘ RỦI RO CHO MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Đặng Đình Quân1, Võ Văn Hòa2, Nguyễn Thị Tuyết2, Nguyễn Văn Bảy2 Tóm tắt: Bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phương pháp ma trận rủi ro để chi tiết hóa các cấp độ rủi ro cho hiện tượng mưa lớn đến cấp huyện trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong đó rủi ro là hàm của hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Kết quả nghiên cứu cho thấy ma trận rủi ro do mưa lớn được tạo ra tương đối phù hợp với thực tế và đã phần nào cụ thể hóa được cấp độ rủi ro cho đến cấp huyện. Phương pháp ma trận rủi ro là lựa chọn phù hợp với điều kiện về số liệu hiện có và rất khả thi trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, chất lượng của phương pháp còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng của chuyên gia được tham vấn. Từ khóa: Rủi ro thiên tai, ma trận rủi ro, mưa lớn. Ban Biên tập nhận bài: 12/08/2018 Ngày phản biện xong: 15/09/2018 Ngày đăng bài: 25/10/2018 1. Mở đầu Kể từ khi Luật Phòng, Chống thiên tai ban hành và có hiệu lực cho đến nay, trong các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai ngoài các thông tin dự báo như trước đây, phải bổ sung thêm các cấp độ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, gặp một số khó khăn như sau: 1) Việc áp dụng trực tiếp các cấp độ rủi ro thiên tai được qui định trong Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg có thể tạo ra các cảnh báo thiên cao hoặc thiên thấp (theo nghĩa cấp độ rủi ro) khi chi tiết hóa cho địa phương; 2) Rất khó để đưa ra cấp độ rủi ro trong trường hợp có nhiều thiên tai xảy ra cùng một lúc, mỗi thiên tai có thể có những tác động tiêu cực đến cộng đồng, hoạt động KT-XH, với các mức độ khác nhau ở từng địa phương khác nhau; và 3) Chưa có đủ cơ sở khoa học để hỗ trợ ra quyết định về cấp độ rủi ro như thông tin tần suất xảy ra thiên tai (không gian và thời gian), bản chất thiên tai (nguồn gốc, tính chất, xu hướng, mức độ nguy hiểm, ), mức độ rủi ro do thiên tai (mức độ phơi .
đang nạp các trang xem trước