tailieunhanh - Phân tích các hiện tượng cực đoan và xu hướng biến đổi của lượng mưa trong 30 năm gần đây ở tỉnh Long An bằng phương pháp thống kê

Nghiên cứu này trình bày các kế quả phân tích dữ liệu lượng mưa lâu dài ở Long An, bao gồm xu hướng thay đổi lượng mưa và các hiện tượng cực đoan bằng phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp một cách có hệ thống về loại, cường độ và xu thế thay đổi lượng mưa tại Long An trong 30 năm gần đây. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI PHÂN TÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG CỰC ĐOAN VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA LƯỢNG MƯA TRONG 30 NĂM GẦN ĐÂY Ở TỈNH LONG AN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ Nguyễn Hồng Quân, Trương Nguyễn Cung Quế Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh iệt Nam được đánh giá là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng đất thấp Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà phần lớn các hoạt động kinh tế và dân số tập trung, nhưng cơ sở hạ tầng chưa phát triển đầy đủ. Trong đó, Long An sẽ là một trong những nơi bị thiệt hại nghiêm trọng nhất, khoảng 50% diện tích sẽ bị ngập bởi kịch bản mực nước biển dâng 1,0 m. Các tác động của biến đổi khí hậu đã và sẽ diễn ra ngày càng nhiều hơn trong thế kỷ 20 và 21 đặc biệt khi kết hợp khả năng thay đổi lượng mưa cục bộ tại địa phương. Nghiên cứu này trình bày các kế quả phân tích dữ liệu lượng mưa lâu dài ở Long An, bao gồm xu hướng thay đổi lượng mưa và các hiện tượng cực đoan bằng phương pháp thống kê. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp một cách có hệ thống về loại, cường độ và xu thế thay đổi lượng mưa tại Long An trong 30 năm gần đây. V 1. Giới thiệu Biến đổi khí hậu (BĐKH) là “những ảnh hưởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người (Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH). Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong số 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với BĐKH. Nếu mực nước biển tăng 1 mét, ở Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong cả nước. Trong đó, Long An sẽ là một trong những nơi bị thiệt hại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.