tailieunhanh - Nghiên cứu tính toán phân vùng hạn - mặn vùng đồng bằng ven biển sông Mã

Bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu, tính toán để phân các tiểu vùng hạn - mặn nhằm giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại do hán hán, xâm nhập mặn gây ra cũng như làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng nước hợp lý cho từng tiểu vùng. Mời các bạn cùng tìm hiểu về nội dung bài viết. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN PHÂN VÙNG HẠN - MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN SÔNG MÃ Lê Thị Thường1, Trương Văn Hùng2 Tóm tắt: Trong những năm gần đây hạn hán, xâm nhập mặn vùng đồng bằng ven biển sông Mã đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt trong những năm dưới ảnh hưởng của El Nino thì mối quan hệ giữa hạn hán và xâm nhập mặn càng thể hiện rõ tác động của nó. Bài báo này sẽ tập trung nghiên cứu, tính toán để phân các tiểu vùng hạn - mặn nhằm giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hại do hán hán, xâm nhập mặn gây ra cũng như làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng nước hợp lý cho từng tiểu vùng. Từ khóa: Hạn hán, xâm nhập mặn, vùng đồng bằng ven biển sông Mã. Ban Biên tập nhận bài: 25/06/2018 Ngày phản biện xong: 15/09/2018 Ngày đăng bài: 25/09/2018 1. Mở đầu Vùng đồng bằng ven biển sông Mã bao gồm các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoàng Hóa, TP Sầm Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Đây là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chính vì vậy, khu vực này đòi hỏi nhiều về nhu cầu sử dụng nước và yêu cầu giảm nhẹ thiên tai do nguồn nước gây ra. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng ven biển sông Mã đổ ra biển qua các cửa sông: Cửa Hới, Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Bạng. Vì thế về mùa cạn, khi mực nước tại các trạm phía hạ du thấp hơn rất nhiều so với trung bình nhiều năm, lượng dòng chảy từ thượng nguồn đổ về giảm mạnh, tạo cơ hội cho mặn càng tiến sâu vào trong nội đồng, đặc biệt trong những năm ảnh hưởng của El Nino thì mối quan hệ giữa hạn hán và xâm nhập mặn càng thể hiện rõ: hạn càng nhiều thì mặn càng tiến sâu vào trong sông, gây thiệt hại không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản ở vùng ven biển. Chính vì vậy cũng có rất nhiều nghiên cứu về hạn hán, xâm nhập mặn vùng ven biển nói chung và ven biển sông Mã nói riêng, tiêu biểu như: Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của dòng chảy Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN