tailieunhanh - Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành công nghệ thông tin truyền thông theo xu hướng hội nhập

Nội dung bài viết này sẽ thảo luận về các biện pháp cải tiến trong đào tạo ngành công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cao này. | Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới đào tạo ngành công nghệ thông tin truyền thông theo xu hướng hội nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 56-62 This paper is available online at NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP Ngô Tứ Thành Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia. Đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam với nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển lại càng cần thiết hơn để cải tiến nhằm tạo ra một định hướng cho giáo dục và đào tạo. Nội dung bài viết này sẽ thảo luận về các biện pháp cải tiến trong đào tạo ngành công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp cao này. Những biện pháp này bao gồm những cải tiến trong môi trường giảng dạy, môi trường học tập, và trong môi trường lớp học; trong đó tập trung vào các môi trường giảng dạy (xây dựng chương trình). Từ khóa: Đào tạo, cải tiến, công nghệ thông tin, môi trường dạy học. 1. Mở đầu Ngày 22/9/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phê duyệt “Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về ICT (công nghệ thông tin và truyền thông)”, trong đó nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp CNTT. Đề án này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT) và các cơ sở đào tạo CNTT trong cả nước. Trong [1], trên cơ sơ nghiên cứu các mô hình Đại học đào tạo CNTT trên thế giới, bằng trải nghiệm nhiều năm trực tiếp giảng dạy chuyên ngành CNTT, tác giả và các cộng sự đã xây dựng mô hình “trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông” phù hợp với bối cảnh Việt Nam trong xu thế hội nhập. Trong bài viết này, trên cơ sở lí luận chung đã trình bày ở [1, 3, 4, 5, 6], tác giả mở rộng phạm vi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN