tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực tỉnh Kon Tum

Mục tiêu của đề tài là tóm lược các lý thuyết liên quan đến Phát triển nguồn nhân lực; phân tích thực trạng trong công tác Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Kon Tum trong thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân và hạn chế . | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực tỉnh Kon Tum ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VI BẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: Đà Nẵng - 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. LÊ VĂN HUY Phản biện 1: TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN Phản biện 2: TS. NGÔ QUANG HUÂN Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 8 tháng 9 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển theo xu hướng đẩy nhanh tốc độ khu vực hóa. Xu hướng này dẫn đến thị trường ngày càng mở rộng, các nhân tố về môi trường kinh doanh biến đổi ngày càng mạnh mẽ, tính chất cạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Điều này dẫn đến muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp ngày càng phải đương đầu với các thách thức to lớn hơn. Vấn đề sử dụng hiệu quả lực lượng lao động cũng là một điều kiện không thể không tạo ra để doanh nghiệp có thể đứng vững trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới, việc sử dụng lao động ngày càng mang tính đa dạng hóa về nguồn gốc lao động. Tính đa dạng hóa lao động tác động đến quá trình quản trị lao động ở cả hai mặt: một mặt, cho phép doanh nghiệp sử dụng đội ngũ lao động được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh của nguồn lao động, nâng cao khả năng của người lao động. Mặt khác việc sử dụng đa dạng của nguồn nhân lực cũng tạo ra sức ép, buộc bộ máy quản trị phải cạnh tranh trong sử dụng lực lượng lao động mới có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN