tailieunhanh - Khảo sát ảnh hưởng của một vài chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong nuôi cấy in vitro cây viễn chí lá nhỏ (polygala paniculata L.)

Viễn chí lá nhỏ thường được sử dụng trong y học cổ truyền để trị sổ mũi, đầy hơi, hoặc dùng rễ ngâm cồn để xoa bóp chữa tê thấp nhức mỏi. Ngoài ra, trong cây còn có rất nhiều hợp chất như saponin, xanthone, coumarin, flavonoid, methyl salicylate có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, kháng viêm, chống oxy hóa, an thần. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 71 Khảo sát ảnh hưởng của một vài chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong nuôi cấy in vitro cây viễn chí lá nhỏ (polygala paniculata L.) Lê Thu Thủy1, Bùi Trang Việt2, Trần Thanh Hương2 Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành. Khoa Sinh học – Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên . 1 2 Tóm tắt Viễn chí lá nhỏ thường được sử dụng trong y học cổ truyền để trị sổ mũi, đầy hơi, hoặc dùng rễ ngâm cồn để xoa bóp chữa tê thấp nhức mỏi. Ngoài ra, trong cây còn có rất nhiều hợp chất như saponin, xanthone, coumarin, flavonoid, methyl salicylate có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, kháng viêm, chống oxy hóa, an thần. Chất điều hòa tăng trưởng thực vật auxin (NAA hoặc IBA) và cytokinin BA ở các nồng độ được sử dụng trong nuôi cấy in vitro cây Viễn chí lá nhỏ nhằm khảo sát sự hình thành chồi và rễ bất định của cây. BA 0,5mg/l được bổ sung vào môi trường nuôi cấy cho số lượng chồi trên mẫu cấy cao nhất. NAA 0,25mg/l được bổ sung vào môi trường nuôi cấy cho số lượng rễ trên mẫu cấy cao nhất. ® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 1. Đặt vấn đề Viễn chí lá nhỏ hay còn được gọi là Cây dầu nóng, cây Kích nhũ chùm tụ tán thuộc họ Polygalaceae, chi Polygala, có tên khoa học là Polygala paniculata L. Viễn chí lá nhỏ là cây hằng năm, mọc thẳng đứng, phân nhánh, cao đến 40cm, có khi hóa gỗ ở gốc. Rễ có mùi methyl salicylate [1]. Cây Viễn chí thường mọc ở ven đường đi và đất hoang ở các vùng như Đà Lat, Lạc Dương, Di Linh, Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. [1], [2]. Trong y học cổ truyền, Viễn chí được sử dụng để trị sổ mũi, chữa đầy hơi, hoặc dùng rễ ngâm cồn hoặc tinh dầu pha cồn để xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi [2]. Ngoài ra, trong cây Viễn chí còn có rất nhiều hợp chất như saponin, xanthone, coumarin, flavonoid, methyl salicylate có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, kháng viêm, chống oxi hóa, an thần [3]. Việc thu nhận các hợp chất này cần phải thu hái toàn cây hoặc thu hái rễ, .