tailieunhanh - Ứng dụng phương pháp đáp ứng bề mặt tối ưu hóa điều kiện quá trình phản ứng xà phòng hóa từ dầu dừa tỉnh Bến Tre
Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology - RSM) được sử dụng hiệu quả để tối ưu hóa các điều kiện của quá trình phản ứng xà phòng hóa (nồng độ dung dịch kiềm (%), nhiệt độ (oC) và thời gian phản ứng (giờ)). Độ tạo bọt và thời gian bền nhũ từ sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa là 2 yếu tố đáp ứng để đánh giá quá trình tối ưu bằng RSM. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 2 40 Ứng dụng phương pháp đáp ứng bề mặt tối ưu hóa điều kiện quá trình phản ứng xà phòng hóa từ dầu dừa tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Cẩm Trinh1, Phan Nguyễn Quỳnh Anh1, Lê Thị Hồng Nhan1, Trần Thiện Hiền2, Lê Tấn Huy3, Nguyễn Phú Thương Nhân2, Bạch Long Giang2 Khoa Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa, ĐHQG , 2Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, ĐH Nguyễn Tất Thành, Khoa Khoa học Ứng dụng, ĐH Tôn Đức Thắng lthnhan@, blgiang@ 1 3 Tóm tắt Phương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology - RSM) được sử dụng hiệu quả để tối ưu hóa các điều kiện của quá trình phản ứng xà phòng hóa (nồng độ dung dịch kiềm (%), nhiệt độ (oC) và thời gian phản ứng (giờ)). Độ tạo bọt và thời gian bền nhũ từ sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa là 2 yếu tố đáp ứng để đánh giá quá trình tối ưu bằng RSM. Sau khi tối ưu, ta thấy nồng độ dung dịch kiềm chiếm 11%. Phản ứng thực hiện trong 3 giờ tại nhiệt độ 85oC cho độ tạo bọt cao nhất là 0,8 và thời gian bền nhũ cao nhất là 24,92 phút. Thông số này đã được so sánh với thực nghiệm và kết quả cho thấy không có sự sai số lớn (6,86%; 2,08%), điều đó chứng tỏ mô hình RSM có độ lặp lại tốt, có khả năng tối ưu chính xác và có tầm quan trọng trong việc tối ưu hóa các thông số khảo sát. ® 2018 Journal of Science and Technology - NTTU 1. Giới thiệu Thông thường, khi tối ưu hóa các thông số cho quá nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học thường dùng phương pháp cổ điển là luân phiên từng biến để thay đổi các thông số khảo sát. Tuy nhiên, phương pháp này có một số giới hạn, đó chính là không thể hiện rõ ràng sự tương tác/ảnh hưởng giữa các thông số với nhau và tổng số thí nghiệm thực hiện tăng nhiều khi số lượng thông số khảo sát tăng. Để khắc phục nhược điểm đó, phương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology- RSM) đã được ứng dụng trong quá trình tối ưu hóa các thông số thực nghiệm và thể hiện hiệu quả cao. Phương pháp này đã được phát triển .
đang nạp các trang xem trước