tailieunhanh - Bài giảng Toán cao cấp 1: Bài 1 - Hàm số, giới hạn và liên tục

Mục tiêu chính của bài giảng trình bày khái niệm hàm số, giới hạn, sự liên tục; giải được các bài tập về hàm số, giới hạn, tính liên tục; áp dụng phần mềm toán để tính toán với hàm số, giới hạn. Mời các bạn tham khảo! | BÀI 1 HÀM SỐ, GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC 1 KHỞI ĐỘNG BÀI Bài toán cung – cầu • Khi phân tích thị trường hàng hóa, người ta thường sử dụng hàm cung và hàm cầu để biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cung Qs và lượng cầu Qd đối với một loại hàng hóa vào giá của hàng hóa đó. Hàm cung và hàm cầu có dạng: Qs = S(P), Qd = D(P) (*) P là giá hàng hóa; Qs là lượng cung – lượng hàng hóa mà người bán bằng lòng bán với mức giá P; Qd là lượng cầu – lượng hàng hóa mà người mua bằng lòng mua với mức giá P. • Ví dụ: Biết hàm cung, cầu của một loại hàng hóa cho bởi Qs P 1 ; Qd 113 P 1. Qs, Qd là hàm đồng biến hay nghịch biến? 2. Xác định giá của sản phẩm P theo hàm cung Qs (hoặc hàm cầu Qd). 3. Xác định điểm cân bằng thị trường: người bán bán hết, người tiêu dùng mua đủ, thị trường không có hiện tượng dư thừa hoặc khan hiếm hàng hóa. 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Hiểu được khái niệm hàm số, giới hạn, sự liên tục; • Giải được các bài tập về hàm số, giới hạn, tính liên tục; • Áp dụng phần mềm toán để tính toán với hàm số, giới hạn. 3 HƯỚNG DẪN HỌC • Đây là bài học nhằm ôn tập và hệ thống hóa lại các kiến thức toán học đã học trong chương trình phổ thông nên bạn cần đọc kỹ lại các lý thuyết về hàm số, giới hạn. • Sau khi đọc kỹ lý thuyết bạn cần làm bài tập càng nhiều càng tốt để củng cố và nâng cao kiến thức. • Bạn nên học và làm bài tập của bài này trong hai tuần, mỗi tuần khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ. 4 CẤU TRÚC NỘI DUNG Hàm số một biến số Dãy số và giới hạn của dãy số Giới hạn và sự liên tục của hàm .