tailieunhanh - Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi

Việc sử dụng các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài viết này nghiên cứu về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3-4 tuổi tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. | Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 92-101 This paper is available online at THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG BẮT CHƯỚC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI Phạm Thị Hải Yến Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức tạp thể hiện ở lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và tư duy dập khuôn. Trẻ RLPTK do thiếu hụt về giao tiếp và tương tác xã hội nên trẻ cũng thể hiện những thiếu hụt kĩ năng bắt chước trong tương tác và giao tiếp. Việc sử dụng các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài báo này nghiên cứu về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng bắt chước, trò chơi. 1. Mở đầu Bắt chước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức, hành vi giao tiếp xã hội, đời sống cũng như các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thông qua bắt chước con người có thể học tập các hành động, cách ứng xử, hành vi, ngôn ngữ, sự tập trung chú ý (chú ý có trước bắt chước), sự luân phiên, cách chơi, từ những người khác. Trẻ RLPTK có khiếm khuyết đặc trưng là kĩ năng bắt chước. Những khiếm khuyết thể hiện ở những nhiệm vụ khác nhau như chuyển động của cơ thể mang tính biểu tượng và không biểu tượng, biểu tượng và chức năng sử dụng đồ vật, sự thể hiện của nét mặt, điệu bộ cử chỉ [8]. Thiếu hụt khả năng bắt chước ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập ngôn ngữ và phát triển của trẻ RLPTK cũng như hòa nhập cộng đồng. Với trẻ mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, tạo cơ hội cho sự tương tác và giao tiếp xã hội với bạn cùng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    249    0    26-04-2024
34    212    1    26-04-2024
8    175    0    26-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.