tailieunhanh - Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ

Bài viết này tập trung bàn về vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ RLPTK, trong đó đề cập đến quy trình từ đánh giá chính thức, đến đánh giá không chính thức, thiết lập mục tiêu, can thiệp và đánh giá lại. | Đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 82-91 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Trần Thị Minh Thành Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là một dạng khuyết tật phát triển đang rất được quan tâm trên thế giới và trong nước. Trong đó, vấn đề chẩn đoán, đánh giá và giáo dục trẻ RLPTK được nhiều nhà chuyên môn tập trung nghiên cứu. Bài báo này tập trung bàn về vấn đề mối quan hệ giữa đánh giá và lập kế hoạch can thiệp cho trẻ RLPTK, trong đó đề cập đến quy trình từ đánh giá chính thức, đến đánh giá không chính thức, thiết lập mục tiêu, can thiệp và đánh giá lại. Từ khóa: Đánh giá, kế hoạch can thiệp, trẻ rối loạn phổ tự kỉ, khuyết tật phát triển, đánh giá không chính thức. 1. Mở đầu Vào đầu những năm 1940, Leo Kanner và Hans Asperger, những người đi tiên phong trong lĩnh vực tự kỉ, đã mô tả về những trẻ có các tính cách mà ngày nay được nhìn nhận là thuộc RLPTK, từ đây, khái niệm về tự kỉ được ra đời. Cả hai nhà chuyên môn này đã mô tả về những trẻ với những mối quan tâm đặc biệt cùng với những khiếm khuyết trong các lĩnh vực về giao tiếp và sự tương tác xã hội. Kanner mô tả về những trẻ tự kỉ mức độ nặng với kết luận rằng, đó là một điều đáng sợ. Asperger mô tả về những trẻ nhẹ hơn và ông nhận thấy rằng, có thể có một số đặc điểm tích cực đối với trẻ tự kỉ và có thể mang đến một kết quả tốt đẹp khi các em trưởng thành [5,6]. Quan niệm được chấp nhận rộng rãi hiện nay cho rằng, tự kỉ là một loại khuyết tật phát triển, kéo dài suốt cuộc đời. Tình trạng này xuất hiện từ khi mới sinh chứ không phải nguyên nhân từ các bậc cha mẹ. RLPTK được coi là kết quả của rối loạn thuộc hệ thần kinh, tác động đến chức năng của não và gây ra một số các khuyết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN