tailieunhanh - Sản xuất bê tông bền trong môi trường biển từ nguồn nguyên liệu tại chỗ

Thông qua việc thực hiện dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia “Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu geopolyme trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ sử dụng cho các công trình ven biển và hải đảo”, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Việt Pháp đã nghiên cứu, chế tạo thành công bê tông geopolyme có cường độ cao, thân thiện với môi trường và bền trong môi trường xâm thực. | khoa họckhoa - công nghệ và đổi mới sáng tạo học - công nghệ và đổi mới sáng tạo Sản xuất bê tông bền trong môi trường biển từ nguồn nguyên liệu tại chỗ TS Nguyễn Mạnh Tuấn Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Việt Pháp Thông qua việc thực hiện dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia “Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu geopolyme trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ sử dụng cho các công trình ven biển và hải đảo”, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Việt Pháp (Công ty Việt Pháp) đã nghiên cứu, chế tạo thành công bê tông geopolyme có cường độ cao, thân thiện với môi trường và bền trong môi trường xâm thực. Sản phẩm được chế tạo từ nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ là xỉ lò cao, tro bay, cát mặn và nước biển , đáp ứng hiệu quả nhu cầu xây dựng công trình ở vùng biển đảo, đồng thời giúp giải quyết một lượng đáng kể chất thải từ các nhà máy gang thép, nhiệt điện. Tìm lời giải cho các công trình bê tông cốt thép vùng biển đảo Việt Nam có bờ biển dài hơn km, với gần hòn đảo lớn nhỏ. Vì thế, công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục cho kinh tế biển cũng như các mục tiêu quốc phòng là rất cấp thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình ven biển và hải đảo gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn nguyên liệu thích hợp để chế tạo vật liệu bê tông. Như đã biết, các loại bê tông thông thường được chế tạo bằng cách phối trộn xi măng Portland (OPC) với nước và cốt liệu cát, đá, với yêu cầu về hàm lượng ion clo thấp (TCVN 4506:2012) nên không thể sử dụng cát và nước biển. Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu khử mặn cho nước biển hoặc sử dụng nước mưa thay thế cho nước ngọt. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhà máy khử mặn tại các vùng hải đảo rất khó khăn, cộng với quá trình khử mặn cho nước biển cũng tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Ở Việt Nam, việc sử dụng nước mưa cho sản xuất bê tông cũng không có tính khả thi cao, do những khu vực khan hiếm nước ngọt thường có lượng mưa thấp, thậm chí chưa đủ phục vụ nhu cầu .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.