tailieunhanh - Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cải tiến công nghệ dự báo nước dâng và sóng trong bão mạnh, siêu bão
Trong nghiên cứu này, cơ sở khoa học cải tiến công nghệ dự nước dâng và sóng trong bão mạnh, siêu bão được thảo luận trên cơ sở phân tích kết quả mô phỏng của 2 phương án tính toán. Trong đó, phương án truyền thống là nước dâng và sóng trong bão chỉ xét tới tác động của gió và khí áp trên nền mực nước biển trung bình. Với công nghệ mới, tương tác giữa thủy triều, sóng và nước dâng do bão được xem xét đầy đủ trong mô hình số trị hải dương tích hợp (mô hình SuWAT - Surge, Wave and Tide). | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ DỰ BÁO NƯỚC DÂNG VÀ SÓNG TRONG BÃO MẠNH, SIÊU BÃO Trần Văn Khanh1, Nguyễn Bá Thủy2, Nguyễn Kim Cương3 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, cơ sở khoa học cải tiến công nghệ dự nước dâng và sóng trong bão mạnh, siêu bão được thảo luận trên cơ sở phân tích kết quả mô phỏng của 2 phương án tính toán. Trong đó, phương án truyền thống là nước dâng và sóng trong bão chỉ xét tới tác động của gió và khí áp trên nền mực nước biển trung bình. Với công nghệ mới, tương tác giữa thủy triều, sóng và nước dâng do bão được xem xét đầy đủ trong mô hình số trị hải dương tích hợp (mô hình SuWAT Surge, Wave and Tide). Hai phương án tính toán được áp dụng để mô phỏng sóng và nước dâng trong bão cho trường hợp của bão Washi (tháng 7/2005) đổ bộ vào Hải Phòng với cấp bão thực tế và tăng tới cấp siêu bão (cấp 16) nhưng giữ nguyên quỹ đạo. Kết quả cho thấy, chênh lệch độ cao lớn nhất của nước dâng và sóng trong bão trong trường hợp siêu bão lớn hơn nhiều so với cấp bão thực (cấp 10), khoảng 41% và 31%, tương ứng. Kết quả của nghiên cứu làm cơ sở kiến nghị thay thế công nghệ dự báo truyền thống nước dâng và sóng trong bão truyền thống bằng mô hình số trị tích hợp có tính đến tương tác đồng giữa thời thủy triều, sóng và nước dâng do bão. Từ khóa: Siêu bão, nước dâng bão, sóng trong bão, SuWAT. Ban Biên tập nhận bài: 05/2/2018 Ngày phản biện xong: 15/03/2018 Ngày đăng bài: 25/04/2018 1. Mở đầu Dưới tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, các thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn (KTTV) trong đó có bão ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những hệ quả tiêu cực trong bão là hiện tượng nước biển dâng kèm theo sóng lớn tại vùng ven bờ. Nước dâng kết hợp với sóng lớn trong bão là nguyên nhân gây ngập lụt, xói lở bờ và xâm nhập mặn trong nội đồng, đặc biệt nếu bão đổ bộ vào kỳ triều cường. Vì vậy, việc nghiên cứu để cải tiến công nghệ dự báo nước dâng và sóng lớn trong bão rất có ý nghĩa trong khoa
đang nạp các trang xem trước