tailieunhanh - Ứng dụng mô hình toán, kỹ thuật viễn thám và GIS để dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt trên sông Kỳ Cùng - tỉnh Lạng Sơn

Bài báo này trình bày tóm tắt kết quả ứng dụng mô hình thủy lực 1,2 chiều (MIKE 11 và MIKE 21 FM) kết hợp với ảnh vệ tinh Landsat 8 phục vụ công tác dự báo lũ, mô phỏng và cảnh báo ngập lụt cho lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Sự kết hợp này góp phần hạn chế những sai số về phạm vi ngập khi mô phỏng 2 chiều trong điều kiện thiếu số liệu kiểm tra như ở Việt Nam. | BÀI BÁO KHOA HỌC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN, KỸ THUẬT VIỄN THÁM VÀ GIS ĐỂ DỰ BÁO LŨ VÀ CẢNH BÁO NGẬP LỤT TRÊN SÔNG KỲ CÙNG - TỈNH LẠNG SƠN Nguyễn Đình Thuật1, Trần Thị Nhẫn2, Nguyễn Hoàng Sơn2, Hoàng Thanh Tùng2 Tóm tắt: Mô hình toán thủy văn - thủy lực với sự trợ giúp của Kỹ thuật Viễn thám và Hệ thông tin địa lý (GIS) đang được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực tài nguyên nước trong những năm gần đây. Bài báo này trình bày tóm tắt kết quả ứng dụng mô hình thủy lực 1, 2 chiều (MIKE 11 và MIKE 21 FM) kết hợp với ảnh vệ tinh Landsat 8 phục vụ công tác dự báo lũ, mô phỏng và cảnh báo ngập lụt cho lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn. Sự kết hơp này góp phần hạn chế những sai số về phạm vi ngập khi mô phỏng 2 chiều trong điều kiện thiếu số liệu kiểm tra như ở Việt Nam. Từ khóa: Cảnh báo, dự báo, Kỳ cùng, Lạng Sơn, ngập lụt. Ban Biên tập nhận bài: 09/12/2017 Ngày phản biện xong: 12/01/2018 1. Giới thiệu chung Sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất của tỉnh Lạng sơn. Sông bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m, đỉnh núi Mẫu Sơn cao 1574 m thuộc huyện Đình Lập ở vĩ độ 21038’20”B và 107021’10”Đ, chảy theo hướng Đông NAM lên Tây Bắc qua Lộc Bình, Thành phố Lạng Sơn, Điểm He, Na Sầm, Bình Độ, Thất Khê. Sông Kỳ Cùng đoạn chảy trên đất Việt NAM dài khoảng 243 km, sông có các nhánh là Ba Thìn, Bắc Giang và Bắc Khê. Mùa lũ trên sông Kỳ Cùng thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 với tổng lượng nước mùa lũ chiếm 66-80% [4]. Dự báo, cảnh báo ngập lụt trên sông Kỳ Cùng có vai trò quan trọng trong giảm nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra. Công tác này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do dự báo mưa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Ở nước ta, mô hình VRSAP do cố Nguyễn Như Khuê [1] xây dựng và được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong những năm trước đây. Đây là mô hình tính toán thủy văn - thủy lực của dòng chảy một chiều trên hệ thống sông ngòi có nối với đồng ruộng và các khu chứa khác. Dòng chảy trong các đoạn sông được mô tả bằng Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc Đại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.