tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ đập thủy điện ở thượng nguồn sông mê công đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Quá trình vận hành của hồ đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công được thể hiện qua các biến động của chế độ thủy văn vùng hạ lưu và gây tác động đến tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vì vậy đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ đập thủy điện ở thượng nguồn sông mê công đến xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HỒ ĐẬP THỦY ĐIỆN Ở THƯỢNG NGUỒN SÔNG MÊ CÔNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Giáp Văn Vinh1, Đặng Văn Dũng1, Nguyễn Hồng Hải1, Nguyễn Nam Đức1 Tóm tắt: Quá trình vận hành của hồ đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công được thể hiện qua các biến động của chế độ thủy văn vùng hạ lưu và gây tác động đến tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu chuỗi số liệu thủy văn trên dòng chính sông Mê Công và số liệu quan trắc mặn trong 6 tháng đầu năm giai đoạn 2000 - 2016 cho thấy phân bố lưu lượng trung bình tháng chảy vào ĐBSCL (qua trạm Tân Châu và Châu Đốc) có thay đổi tương ứng với dòng chảy từ thượng nguồn (qua trạm Chiang Sean) với xu thế tăng trong tháng 4 và giảm trong tháng 6; đồng thời dòng chảy từ thượng nguồn và dòng chảy vào ĐBSCL có tương quan với nhau với thời gian chảy truyền khoảng 17 ngày. Hơn nữa, quá trình xâm nhập mặn có xu thế tăng, xuất hiện sớm hơn vào tháng 1, 2, 3 và muộn hơn vào tháng 6. Mặt khác, giữa hai giai đoạn trước và sau khi các đập thủy điện thượng nguồn hoạt động, dòng chảy từ thượng nguồn tăng 40%, góp phần giảm xâm nhập mặn vào tháng 4 nhưng tăng thêm trong tháng 6. Kết quả nghiên cứu góp phần hiểu rõ hơn tác động của các hồ đập thủy điện ở thượng nguồn đối với dòng chảy và xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Từ khóa: Hồđập thủy điện, xâm nhập mặn, đồng bằng sông Cửu Long Ban Biên tập nhận bài: 05/01/2018 Ngày phản biện xong: 20/01/2018 Ngày đăng bài: 25/01/2018 1. Giới thiệu Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông, là con sông dài thứ 12 trên thế giới với dòng chảy đóng góp từ Trung Quốc là 16% và từ Myanmar là 2% [1]. Trên dòng chính sông Mê Công, có 20 công trình thủy điện được nghiên cứu (Hình 1), trong đó, thượng nguồn sông Mê Công (còn gọi là sông Lan Thương, ở Trung Quốc) có 8 hồ đập (6 hồ đã hoàn thành và 2 hồ dự kiến); riêng hạ lưu sông Mê
đang nạp các trang xem trước