tailieunhanh - Hiện trạng phân bố và đặc điểm hình thái của cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis.) ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Quảng Trị

Nghiên cứu này được thực hiện tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Khu BTTN Bắc Hướng Hóa), tỉnh Quảng Trị nhằm mục tiêu đánh giá được hiện trạng phân bố và một số đặc điểm hình thái của cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis.). | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(1) - 2019 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THẠCH TÙNG RĂNG CƯA (HUPERZIA SERRATA (THUNB.) TREVIS.) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, QUẢNG TRỊ Trần Mạnh Đạt1*, Nguyễn Tân Hiếu2 Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế; 2 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 1 Liên hệ email: tranmanhdat@ * TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (Khu BTTN Bắc Hướng Hóa), tỉnh Quảng Trị nhằm mục tiêu đánh giá được hiện trạng phân bố và một số đặc điểm hình thái của cây Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis.). Phương pháp nghiên cứu bao gồm điều tra hiện trường, phân tích so sánh hình thái, xử lý và tổng hợp số liệu ở trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng loài cây này phân bố chủ yếu ở vùng ven khe suối, sườn núi với độ dốc = 1 km. Trên mỗi tuyến điều tra quan sát mỗi bên 5 m để ghi nhận, thống kê phân bố cây Thạch tùng răng cưa. Tại điểm hiện diện của loài trên các tuyến điều tra, tiến hành lập 03 ô tiêu chuẩn (ÔTC) có diện tích 400 m2 (20 m x 20 m) để xác định thành phần loài thực vật, tầng thứ thảm thực vật, chỉ tiêu sinh trưởng D1,3, Hvn của cây thân gỗ. Tương ứng tại điểm bắt gặp trên tuyến điều tra tiến hành lập 20 ô dạng bản ÔDB) 4 m2 để thông kê số lượng cá thể cây Thạch tùng răng cưa theo phương pháp có hệ thống (Hoàng Chung, 2004), (Klein . và Klein ., 1970). - Phương pháp thu mẫu: Thành phần loài trong ÔTC được xác định nhanh ngoài thực địa về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học và thu hái, xử lý 03 mẫu/loài, mẫu có đủ thân, lá, cơ quan sinh sản để tra cứu định danh trong phòng thí nghiệm (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008). Thu 15 mẫu cây Thạch tùng răng cho mỗi nhóm trưởng thành và tái sinh, dùng thước Panme đo ngoài có độ chính xác 1/ mm để đo đường kính, chiều dài, chiều rộng của lá cây. - Phương pháp nội nghiệp: Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để xác định thành phần

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN