tailieunhanh - Quan điểm đạo đức học kitô giáo

Nội dung bài viết trình bày khái quát quan điểm đạo đức học Kitô giáo nhờ phân tích một số nội dung cơ bản sau đây của nó. Để nắm bắt được nội dung sâu sắc và tính nhân văn sâu xa của quan điểm đạo đức Kitô giáo, trước hết cần phải thấu hiểu thực chất của triết lý Kitô giáo. | Quan điểm . . . QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC KITÔ GIÁO Đỗ Minh Hợp (*) Bùi Kim Chuyên (**) TÓM TẮT Kitô giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, hệ giá trị tinh thần nhân văn của nó đã được Đức Kitô là Người sáng lập ra tôn giáo mang tên Ông xây dựng, hiện đóng vai trò to lớn trong đời sống của hàng tỷ tín đồ Kitô giáo trên thế giới, trong đó có cộng đồng Kitô hữu ở Việt Nam. Để đánh giá đúng vị trí của Kitô giáo trong cuộc sống của bộ phận Kitô hữu ở Vịêt Nam thì việc tìm hiểu Kitô giáo trên các phương diện giáo thuyết, giáo lý, giáo luật và giáo lễ là rất quan trọng. Theo chúng tôi, để giải quyết vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn quan trọng này, thì việc làm sáng tỏ quan điểm đạo đức học Kitô giáo như hạt nhân của học thuyết Kitô giáo nói chung là rất cần thiết. Đây cũng chính là mục đích của bài viết này. Chúng tôi cho rằng, có thể trình bày khái quát quan điểm đạo đức học Kitô giáo nhờ phân tích một số nội dung cơ bản sau đây của nó. Để nắm bắt được nội dung sâu sắc và tính nhân văn sâu xa của quan điểm đạo đức Kitô giáo, chúng ta trước hết cần phải thấu hiểu thực chất của triết lý Kitô giáo. 1. Nội dung Sự xuất hiện của Kitô giáo đánh dấu một bước ngoặt triệt để trong tư duy triết học. Trước thế giới quan Kitô giáo đã có các tôn giáo đa thần, tức các tôn giáo của một cộng đồng người khép kín riêng biệt và là sáng tạo đặc thù của một dân tộc cụ thể. Đó là các tín ngưỡng của người Hy Lạp cổ. Các hệ thống triết học cổ đại đã xuất phát từ đó. Việc các tôn giáo cổ mất dần ảnh hưởng và việc phổ biến Kitô giáo đồng nghĩa với sự xuất hiện một triết học mới. Triết học mới này căn cứ trên những tư tưởng cơ bản của Kinh thánh. Đó là một số tư tưởng cơ bản nhưng rất quan trọng sau đây. Thứ nhất, đó là quan điểm về Chúa như một nhân cách. Trước khi có quan niệm về Chúa, các thần của Hy Lạp không phải là thần linh có nhân cách một cách đúng nghĩa vì đặc điểm thần thánh duy nhất của chúng là sự bất tử; còn lại chúng giống như những con người bình

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN