tailieunhanh - Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp - bất cập và hướng hoàn thiện

Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực cho cả nước mà còn phục vụ xuất khẩu, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bài viết đề cập những hạn chế, bất cập của pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này. | P. T. T. Giang / Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp - bất cập và hướng hoàn thiện PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP - BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Phạm Thị Tuyết Giang Trường Đại học Đồng Tháp Ngày nhận bài 07/3/2018, ngày nhận đăng 24/11/2018 Tóm tắt: Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực cho cả nước mà còn phục vụ xuất khẩu, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Khi đó, pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ là một phần quan trọng trong tổng thể của chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa đối với việc thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư phát triển lĩnh vực này. Bài viết đề cập những hạn chế, bất cập của pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, do năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng thấp, tăng trưởng trong ngành nông nghiệp của iệt Nam những năm qua có xu hướng giảm, nông nghiệp phát triển kém bền vững, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn chế [1]. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 - 2016 so với các nước trong khu vực, ngành nông nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thất thường và có xu hướng giảm đi từ mức 4,02% năm 2011 còn 1,36% năm 2016. Đến năm 2016, phần trăm đóng góp vào nền kinh tế chỉ còn 0,22, giảm hơn 50% so với năm 2015 và giảm hơn 3 lần so với năm 2011; đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế ở mức 3,5% trong năm 2016, giảm 60% so với năm 2015 và giảm hơn 4 lần so với năm 2011. Sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã làm giảm tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, năm 2016, tốc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN