tailieunhanh - Dữ liệu lịch sử trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam

Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam là một hiện tượng văn hóa đặc biệt trong tiến trình phát triển văn học nước ta. Tính giao thao văn hóa đã được thể hiện đậm nét trong thể loại này, nổi bật nhất là tính chất lịch sử. Sử dụng dữ liệu lịch sử là nét đặc trưng quan trọng, là điểm khu biệt giữa Việt Nam và các nước đồng văn về truyện truyền kỳ trung đại. | Dữ liệu lịch sử trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6C, 2018, Tr. 21–32; DOI: DỮ LIỆU LỊCH SỬ TRONG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Quảng Văn Ngọc Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam là một hiện tượng văn hoá đặc biệt trong tiến trình phát triển văn học nước ta. Tính giao thao văn hoá đã được thể hiện đậm nét trong thể loại này, nổi bật nhất là tính chất lịch sử. Sử dụng dữ liệu lịch sử là nét đặc trưng quan trọng, là điểm khu biệt giữa Việt Nam và các nước đồng văn về truyện truyền kỳ trung đại. Đặc điểm này đã góp phần làm nên dấu ấn văn hoá và tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt. Nó là những diễn giải không những về khởi nguyên của đất nước và tổ tiên Việt Nam, mà còn là những câu chuyện lịch sử đầy tự hào về hành trình mở cõi, về các nhân thần, liệt nữ và những tấm gương anh dũng, mưu trí mà cha ông đã giáo dục và dành tặng các thế hệ mai sau. Từ khóa. dữ liệu lịch sử, truyện truyền kỳ, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình phát triển văn xuôi Việt Nam thời trung đại, truyện truyền kỳ là một hiện tượng văn học hết sức đặc biệt, có tính giao thoa văn hoá đậm nét. Dưới vỏ bọc của những câu chuyện quái lạ, thần dị, truyện truyền kỳ như là một dạng dữ liệu văn hóa, lịch sử của cộng đồng. Nó được các nhà Nho Việt Nam sáng tạo ra như một phương tiện nhằm lưu giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc. Hơn thế nữa, thông qua những thiên truyện giàu tính văn hoá này, các thế hệ nhà Nho đã truyền thừa những thông điệp lịch sử quan trọng cho các thế hệ tiếp nối. Tiếp cận từ giác độ so sánh, chúng ta có thể nhận thấy ở truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam đã có những nét khu biệt và tiến triển theo hướng dân tộc hoá so với hệ thống truyện truyền kỳ Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật bản. Từ góc độ thể loại, ngoài những

TỪ KHÓA LIÊN QUAN