tailieunhanh - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn VK124 phân lập từ đất rừng ngập mặn có khả năng sinh tổng hợp ectoine

Từ các mẫu đất thu thập được từ rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định chúng tôi đã phân lập được khoảng 200 khuẩn lạc vi khuẩn. Năm khuẩn lạc khác nhau đã được lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá khả năng sinh tổng hợp ectoine. Bốn trong số năm chủng được lựa chọn có khả năng sinh tổng hợp ectoine, trong đó chủng sản sinh ectoine mạnh nhất (VK124) đã được lựa chọn để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. | Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng vi khuẩn VK124 phân lập từ đất rừng ngập mặn có khả năng sinh tổng hợp ectoine HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Natural Sciences 2019, Volume 64, Issue 3, pp. 115-122 This paper is available online at NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG VI KHUẨN VK124 PHÂN LẬP TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP ECTOINE Đoàn Văn Thược1 và Lê Văn Dũng2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 2 Bộ môn Vi sinh Kí sinh trùng, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam Tóm tắt. Từ các mẫu đất thu thập được từ rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định chúng tôi đã phân lập được khoảng 200 khuẩn lạc vi khuẩn. Năm khuẩn lạc khác nhau đã được lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá khả năng sinh tổng hợp ectoine. Bốn trong số năm chủng được lựa chọn có khả năng sinh tổng hợp ectoine, trong đó chủng sản sinh ectoine mạnh nhất (VK124) đã được lựa chọn để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy và hàm lượng NaCl đến khả năng sinh trưởng và sinh tổng hợp ectoine đã được chúng tôi nghiên cứu. Khi nuôi chủng VK124 trên môi trường HM với nồng độ 15,5% NaCl, chúng tôi thu được hàm lượng ectoine cao nhất (13,5% khối lượng tế bào khô). Trình tự đoạn gen 16S rDNA và một số đặc điểm hóa sinh của chủng VK124 cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy chủng VK124 có đoạn trình tự gen 16S rDNA tương đồng trên 99% với các loài vi khuẩn thuộc chi Yangia, do vậy chủng này được đặt tên là Yangia sp. VK124. Từ khóa: Ectoine, hợp chất tương thích, rừng ngập mặn, Yangia. 1. Mở đầu Việt Nam là nước có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, đây chính là tiền đề hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn trải dài từ Bắc vào Nam. Hệ sinh thái đặc biệt này là nơi giao thoa giữa các sinh vật nước ngọt và nước mặn. Rất nhiều nhóm vi sinh vật (ưa mặn và chịu mặn) có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn và có khả năng sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN