tailieunhanh - Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt cổ lũng nuôi tại thành phố Thanh Hóa

Nghiên cứu được tiến hành trên vịt Cổ Lũng từ 21 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi với các phương thức nuôi khác nhau: Phương thức nuôi chăn thả (PT1), phương thức nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (PT2), và phương thức nuôi nhốt hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (PT3) để đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt Cổ Lũng nuôi tại thành phố Thanh Hóa. | Ảnh hưởng của phương thức nuôi đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt cổ lũng nuôi tại thành phố Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG THỨC NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ CHO THỊT CỦA VỊT CỔ LŨNG NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA Đỗ Ngọc Hà1, Hoàng Văn Chính2, Lê Thị Hà3, Hoàng Thị Bích4, Lê Thị Ánh Tuyết5 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên vịt Cổ Lũng từ 21 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi với các phương thức nuôi khác nhau: Phương thức nuôi chăn thả (PT1), phương thức nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (PT2), và phương thức nuôi nhốt hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (PT3) để đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt Cổ Lũng nuôi tại thành phố Thanh Hóa. Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng ở cả 3 phương thức nuôi đều khá cao từ 92,59 - 98,03%, trong đó vịt nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất, và cao nhất là vịt nuôi theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn. Khối lượng của vịt Cổ Lũng ở 12 tuần tuổi cao nhất ở phương thức nuôi nhốt hoàn toàn với mức tăng khối lượng trung bình/ngày là 25,04g/con/ngày, và thấp nhất ở phương thức nuôi chăn thả hoàn toàn với mức tăng khối lượng trung bình là 18,50g/con/ngày. Khả năng cho thịt của vịt ở cả 3 phương thức nuôi đều khá cao, trong đó tỷ lệ thịt đùi của vịt nuôi theo phương thức chăn thả là cao nhất với 13,91% và thấp nhất là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn với tỷ lệ là 10,98%. Từ khóa: Vịt Cổ Lũng, phương thức nuôi, khả năng sinh trưởng, khả năng cho thịt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi thành tựu khoa học kỹ thuật và công tác lai tạo giống đã làm nên bƣớc đột phá về sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm thì con ngƣời có xu hƣớng tìm lại các sản phẩm từ giống cây, con bản địa, các giống đặc sản, đặc hữu vốn bị lãng quên trong thời gian dài. Vịt Cổ Lũng là một giống vịt đặc sản bản địa có nguồn gốc từ huyện Bá Thƣớc tỉnh Thanh Hóa có sức chống chịu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN