tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Kon Tum
Luận văn phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp tại tỉnh Kon Tum trong thời gian qua; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp tại tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý chi thường xuyên các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Kon Tum ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI NINH QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CỦA TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ng ng n : TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: GS. TS. Nguyễn Văn Song . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày . tháng 3 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài chính Nhà nước là “một phạm trù kinh tế - lịch sử, gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ”. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào và đặc biệt quan trọng hơn trong cơ chế thị trường, bởi NSNN cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước để cung cấp cho xã hội những hàng hóa dịch vụ công cộng; Nhà nước quản lý sử dụng, điều hành cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định thông qua sự tác động của hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính ; Sử dụng ngân sách nhà nước như công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phân phối lại thu nhập; có vai trò quan trọng huy động nguồn lực tài chính để đảm bảo yêu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô. Mặc dù Chính phủ đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc thực thi các chính sách phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm trong việc sử dụng công quỹ và nâng cao hiệu lực quản lý chi NSNN. Song thực tế .
đang nạp các trang xem trước