tailieunhanh - Người kể chuyện trong một số tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975

Khảo sát người kể chuyện trong bài viết này nhằm hướng đến làm rõ những nét đặc trưng cơ bản trong ngôi kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, một nhánh trong bộ phận văn học dân tộc mà lâu nay phần lớn công chúng độc giả ít có điều kiện để tiếp nhận nó một cách đúng mức. | Người kể chuyện trong một số tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975 Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 21–29 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Nguyễn Văn Tổng Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, tp. Huế, Việt Nam Tóm tắt. Nằm trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thể loạitiểu thuyết ở đô thị miền Nam trong giai đoạn 1954–1975, tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu vềtiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam ở giai đoạn này vẫn còn khá khiêm tốn. Khảo sát người kể chuyện trong bài viết này nhằm hướng đến làm rõ những nét đặc trưng cơ bản trong ngôi kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, một nhánh trong bộ phận văn học dân tộc mà lâu nay phần lớn công chúng độc giả ít có điều kiện để tiếp nhận nó một cách đúng mức. Từ khóa. người kể chuyện, tiểu thuyết, tự truyện, tính chất tự truyện Tzventan Todorov từng nói: “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện”. Trong thực tế sáng tạo văn chương, không một chuyện kể nào có thể tồn tại nếu thiếu đi người kể chuyện. Bao giờ trong một câu truyện kể, nhà văn nào cũng đều phải lựa chọn một trong hai cách: kể ở ngôi thứ nhất hoặc kể ở ngôi thứ ba. Đây là hai phương thức tự sự chủ yếu được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Khi đi vào khảo sát tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị Miền Nam từ 1954 đến 1975, chúng tôi nhận thấy một điều khá thú vị là: người kể chuyện – ngôi kể trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện khá linh động và có sự chuyển đổi trong việc thực hiện điểm nhìn trần thuật. Bên cạnh chủ thể trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ nhất rất quen thuộc của thể loại còn xuất hiện dạng “đánh tráo” chủ thể trần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN