tailieunhanh - Thơ sứ trình triều Nguyễn (1802-1884) trong dòng thơ sứ trình trung đại Việt Nam

Bài viết giới thiệu một cách đầy đủ bối cảnh lịch sử – xã hội tạo nên sự ra đời của dòng thơ sứ trình triều Nguyễn giai đoạn 1802–1884. Tác giả đã thống kê khoảng hơn 20 sứ thần cùng các thi phẩm của họ, giúp người đọc hình dung được diện mạo của dòng thơ này. | Thơ sứ trình triều Nguyễn (1802-1884) trong dòng thơ sứ trình trung đại Việt Nam Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số6A, 2018, Tr. 69–82 THƠ SỨ TRÌNH TRIỀU NGUYỄN (1802–1884) TRONG DÒNG THƠ SỨ TRÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Phạm Thị Gái* Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Bài viết giới thiệu một cách đầy đủ bối cảnh lịch sử – xã hội tạo nên sự ra đời của dòng thơ sứ trình triều Nguyễn giai đoạn 1802–1884. Tác giả đã thống kê khoảng hơn 20 sứ thần cùng các thi phẩm của họ, giúp người đọc hình dung được diện mạo của dòng thơ này. Với nội dung phản ánh phong phú, biên độ phản ánh rộng; ngôn ngữ trong sáng, giản dị mà tinh tế; điển tích điển cố được sử dụng hợp lí, sự hài hòa giữa nội dung và hình thức của các thi phẩm., dòng thơ nàyđã góp phần tạo nên vị trí xứng đáng của thơ sứ thần triều Nguyễn trong dòng văn học sứ trình trung đại Việt Nam. Từ khóa. sứ thần, bang giao, thơ trung đại, thơ sứ trình triều Nguyễn 1. Vài nét về văn hóa đi sứ và sự hình thành dòng thơ sứ trình trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam Mối quan hệ thông sứ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đã hình thành từ khá sớm, đặc biệt là mối quan hệ thông sứ theo trật tự “văn hóa Á Đông” với các vương triều phong kiến Trung Hoa. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, từ năm 938, sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán rồi xưng vương lập quốc, nước Nam đã trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên,vì sự an nguy của trăm họ, các triều đại từ Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê cho đếncả nhà Nguyễn sau này đều rất khôn khéo trong việc bang giao với nước lớn ở phương Bắc nhằm tránh họa đao binh. Vì vậy, việc thực hiện đường lối ngoại giao giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nêu cao chính nghĩa, hòa hiếu là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của những nhà ngoại giao Đại Việt dưới thời phong kiến. Trong sử sách của Trung Quốc cũng ghi chép: “Đến nửa đầu thế kỷ X, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.