tailieunhanh - Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THCS Ngọc Châu

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo "Đề thi KSCL Ngữ văn lớp 9 năm 2018 - 2019 có đáp án - Trường THCS Ngọc Châu". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi đầu năm học mới này. | ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Câu 1 (2 điểm): Em hãy đọc kỹ đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi: "Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có." (Trích Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) Sách Ngữ văn 8, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1) Văn bản Bình Ngô đại cáo được viết trong hoàn cảnh nào? 2) Giải nghĩa từ: nhân nghĩa. 3) Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? 4) Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào? Câu 2 (2 điểm): Em hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học. Biện pháp tu từ nào liên quan đến phương châm lịch sự? Xác định phương châm hội thoại có trong những ví dụ sau: a. Ăn không nói có. b. Lúng búng như ngậm hột thị. c. Ông nói gà, bag nói vịt. d. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Câu 3: 6 điểm Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành. PHÒNG GD-ĐT TP HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THCS NGỌC CHÂU Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn Câu 1 1- Văn bản Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng trong cuộc khánh chiến chống giặc Minh xâm lược. 2- Giải nghĩa từ nhân nghĩa: là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. 3- Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể

TỪ KHÓA LIÊN QUAN