tailieunhanh - Rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh nhờ sử dụng tương tự và khái quát hóa trong dạy học hình học không gian lớp 11
Bài viết tập trung nghiên cứu các bước để rèn luyện hoạt động phán đoán (PĐ) cho học sinh nhờ sử dụng tương tự và khái quát hóa trong dạy học hình học không gian lớp 11. Việc đề xuất các bước PĐ dựa trên nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, từ đó thấy được PĐ và giải quyết vấn đề là hai hoạt động có mối liên hệ mật thiết với nhau trong dạy học môn toán nói chung và bộ môn hình học không gian nói riêng. | Rèn luyện hoạt động phán đoán cho học sinh nhờ sử dụng tương tự và khái quát hóa trong dạy học hình học không gian lớp 11 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 97-106 This paper is available online at RÈN LUYỆN HOẠT ĐỘNG PHÁN ĐOÁN CHO HỌC SINH NHỜ SỬ DỤNG TƯƠNG TỰ VÀ KHÁI QUÁT HÓA TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11 Vũ Đình Chinh Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này tác giả tập trung nghiên cứu các bước để rèn luyện hoạt động phán đoán (PĐ) cho học sinh nhờ sử dụng tương tự và khái quát hóa trong dạy học hình học không gian lớp 11. Việc đề xuất các bước PĐ dựa trên nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, từ đó thấy được PĐ và giải quyết vấn đề là hai hoạt động có mối liên hệ mật thiết với nhau trong dạy học môn toán nói chung và bộ môn hình học không gian nói riêng. Từ khóa: Phán đoán, tương tự, khái quát hóa, hình học không gian. 1. Mở đầu Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giải quyết bài toán và phép đoán (PĐ) bài toán là hai hoạt động quan trọng của Toán học trong đó có công trình nghiên cứu của Polia (năm 1954) đã đưa ra ví dụ về phân tích quá trình PĐ thông qua vai trò đặc biệt hóa và khái quát hóa trong các hoạt động toán học. Trong giáo dục toán vai trò của PĐ chiếm vị trí khá quan trọng chính vì nó khuyến khích tính tích cực của học sinh (HS) trong các tình huống toán học. Nhiều nhà khoa học giáo dục đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa trong các công trình nghiên cứu về PĐ, trong đó phải kể đến Fischbein (1987) đã xem xét PĐ như là sự biểu diễn của tri giác [5]. Còn Mason (2002) đã chứng tỏ được tầm quan trọng của “môi trường PĐ” [7]. Một số công trình nghiên cứu PĐ được tiến hành thông qua “môi trường hình học động”, đó là công trình của Arzarello (1998) [1] và công trình của Furinghetti và Paola (2003) [6]. Thời gian gần hơn có tác giả Bergqvist
đang nạp các trang xem trước