tailieunhanh - Đề thi KSCL môn Lịch sử năm 2019 lần 3 - THPT Yên Lạc - Mã đề 301
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, giới thiệu đến các bạn Đề thi KSCL môn Lịch sử năm 2019 lần 3 - THPT Yên Lạc - Mã đề 301 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi! | SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 Đề thi có 04 trang Thời gian làm bài 50 phút; Không kể thời gian giao đề./. MÃ ĐỀ THI: 301 Họ, tên thí sinh:. Số báo danh Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7-1936) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là A. chống đế quốc Pháp và phát xít Nhật. B. chống chế độ phản động thuộc địa, chống chiến tranh. C. chống đế quốc, chống phong kiến. D. chống chế độ phản động và phát xít Nhật. Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở nước Mĩ diễn ra đầu tiên và trầm trọng nhất trong ngành A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. tài chính. D. giao thông vận tải. Câu 3: Mục đích của Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là A. bù đắp những thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) gây ra. B. bù đắp những thiệt hại do cuộc khủng hoảng kinh tế (1918-1923) gây ra. C. bù đắp những thiệt hại do cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai gây ra. D. bù đắp những thiệt hại do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. Câu 4: Hình thức mặt trận đầu tiên của riêng Việt Nam là A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. D. Hội Liên Việt. Câu 5: Yếu tố quy định sự khác biệt của phong trào dân chủ 1936-1939 so với phong trào cách mạng 19301931 là A. hoàn cảnh lịch sử. B. sự chỉ đạo của Đảng. C. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. D. sự thay đổi trong chính sách cai trị của Pháp. Câu 6: Nguồn gốc sâu xa của các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là A. yêu cầu của các cuộc chiến tranh thế giới. B. sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên. C. sự bùng nổ dân số. D. yêu cầu của cuộc sống sản xuất. Câu 7: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là chiến trường”. Câu nói trên đề cập tới nội dung nào của đường lối
đang nạp các trang xem trước