tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của CEA, TPS, P53, EGFR trong định hướng chẩn đoán và tiên lượng ung thư phổi không tế bào nhỏ

Luận án xác định giá trị định hướng chẩn đoán của CEA, TPS và mối liên quan với giai đoạn, typ mô bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ; xác định tỷ lệ biểu lộ protein p53, EGFR và mối liên quan với giai đoạn, typ mô bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ; đánh giá mối liên quan giữa nồng độ CEA, TPS, biểu lộ p53, EGFR với thời gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của CEA, TPS, P53, EGFR trong định hướng chẩn đoán và tiên lượng ung thư phổi không tế bào nhỏ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN MINH HẢI NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CEA, TPS, P53, EGFR TRONG ĐỊNH HƯỚNG CHẨN ĐOÁN VÀ TIÊN LƯỢNG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ Chuyên ngành: NỘI HÔ HẤP Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2010 Công trình được hoàn thành tại Học viện Quân y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐỒNG KHẮC HƯNG 2. TS. HOÀNG ĐÌNH CHÂN Phản biện 1: . Văn Đình Hoa Phản biện 2: . Lê Đình Roanh Phản biện 3: . Đinh Ngọc Sỹ Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ cấp trường Vào hồi 14 giờ 00 ngày 16 tháng 11 năm 2010 Có thể tham khảo luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Quân y Thư viện Y học Trung ương CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Minh Hải, Đồng Khắc Hưng, Hoàng Đình Chân (2009), “Giá trị của Carcinoembryonic Antigen (CEA) trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Tạp chí y dược lâm sàng 108, 4 (4), tr. 92-96. 2. Nguyễn Minh Hải, Đồng Khắc Hưng, Hoàng Đình Chân, Nguyễn Đình Tiến (2009), “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của Tissue Polypeptide Specific Antigen (TPS) trong ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Y học Việt nam, (2), tr. 6-10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phế quản hay ung thư phổi nguyên phát (gọi tắt là ung thư phổi - UTP) là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ác tính ở người lớn. Tỷ lệ mắc UTP vẫn tiếp tục tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới. UTP được chia thành 2 nhóm chính: ung thư phổi tế bào nhỏ (UTP TBN) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTP KTBN), trong đó UTP KTBN hay gặp hơn và chiếm khoảng 80% tổng số UTP. Triệu chứng lâm sàng của UTP không đặc hiệu, mặt khác chưa có biện pháp sàng lọc hiệu quả nên đa số bệnh nhân thường bị chẩn đoán muộn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN