tailieunhanh - Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

Đề tài gồm 3 chương, được xây dựng theo các nội dung sau: Điểm mới và các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ 4 bản của công dân, thực trạng và đề xuất biện pháp thể chế hóa nhằm hoàn thiện một số quy định liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. | BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VỤ PHÁP CHẾ *** BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT THỂ CHẾ HÓA MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Mã số: 73-15-KHKT-QL Chủ trì đề tài: Phạm Quang Hòa Phạm Thị Thu Huyền Cộng tác viên: Trần Thị Nhị Thủy Phan Quốc Vinh Hoàng Thu Hường Nguyễn Văn Hà Nguyễn Thị Thu Thảo Từ Thị Thu Trang HÀ NỘI - 11/2015 1 BÁO CÁO TÓM TẮT Tên Đề tài: “Nghiên cứu các quy định của Hiến pháp và đề xuất thể chế hóa một số quy định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông” Mã số: 73-15-KHKT-QL Hiến pháp 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII gồm 11 Chương và 120 Điều. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Đây là bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong số các nội dung mới của bản Hiến pháp năm 2013 có nội dung quy định về các quyền con người, từ công thức: Nhà nước “quyết định”, “trao” quyền cho người dân, sang công thức: Các quyền con người là tự nhiên, vốn có, chứ không phải là sự ban phát, trao quyền của công quyền, Nhà nước phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp, màu da, giới tính Hiến pháp quy định “Mọi người có quyền ”, “công dân có quyền ” và Nhà nước có trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền này. Vì vậy, thay vì quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; được thông tin” (như Điều 69 Hiến pháp năm 1992) thì Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin”. Một số quyền được củng cố và phát triển hơn như Bảo vệ bí mật đời tư (Điều 21); Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28) Cùng với đó, quyền con người, quyền công dân không chỉ được quy định trong Chương II mà là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ Hiến pháp năm 2013. Việc đưa các nội .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.