tailieunhanh - Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới

Bài viết phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên ĐHSPHN trong nhóm mẫu chọn về các hình thức của bạo lực giới bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Kết quả cho thấy đa số sinh viên ĐHSPHN có nhận thức tốt về bạo lực giới, tuy nhiên còn một số sinh viên có nhận thức sai lệch về vấn đề này. | Nhận thức của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về các hình thức của bạo lực giới JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 49-54 This paper is available online at NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VỀ CÁC HÌNH THỨC CỦA BẠO LỰC GIỚI Đỗ Thị Hạnh Phúc và Giang Thị Ngọc Hân Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên ĐHSPHN trong nhóm mẫu chọnvề các hình thức của bạo lực giới bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Kết quả cho thấy đa số sinh viên ĐHSPHN có nhận thức tốt về bạo lực giới, tuy nhiên còn một số sinh viên có nhận thức sai lệch về vấn đề này. Từ khóa: Bạo lực giới, các hình thức bạo lực giới, nhận thức. 1. Mở đầu Bạo lực giới (BLG) là bạo lực nhắm vào một cá nhân dựa trên giới về mặt sinh học hoặc nhận dạng giới về mặt xã hội. Nó bao gồm lạm dụng về thể chất, tình dục và tâm lí, sự đe dọa, cưỡng chế, tước quyền tự do, kiểm soát về mặt kinh tế diễn ra trong cuộc sống riêng tư hay công cộng. Bạo lực giới xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể xảy ra trong bất kì thời điểm nào trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân [6]. Các nghiên cứu ở nước ngoài về BLG trên đối tượng là lứa tuổi thanh thiếu niên trong môi trường học đường cho thấy BLG trong trường học là một vấn đề đáng được quan tâm, biểu hiện nhiều nhất đó chính là bạo lực tình dục với việc sử dụng từ ngữ quấy rối, hiếp dâm, lạm dụng tình dục [3]. Nghiên cứu của Dalal, K., Lee, . & Gifford, M. về thái độ của trẻ nam độ tuổi từ 15 đến 19 ở các nước thuộc phía Nam châu Á cho thấy có 28 - 51% nam thanh thiếu niên có thái độ ủng hộ hành vi đánh vợ [4]. Nghiên cứu tại 3 trường đại học tại Afghanistan cho thấy sinh viên ở các trường này có nhận thức tốt về vấn đề bất bình đẳng giới và BLG nhưng lại có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN