tailieunhanh - Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986-2016

Thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986-2016 thể hiện ý thức phái tính một cách tự do và thành thật. Bằng sự tinh tế và nhạy cảm của tâm hồn phụ nữ, các nhà thơ nữ đã thể hiện các quan hệ tình yêu thông qua đề tài đời tư - thế sự gần gũi mà khẩn thiết, day dứt, xuất phát từ nhu cầu thể hiện bản ngã, thể hiện cái tôi bên trong của mỗi nhà thơ nữ. | Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986-2016 Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6C, 2019, Tr. 05–18; DOI: HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986–2016 Hồ Tiểu Ngọc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1986–2016 thể hiện ý thức phái tính một cách tự do và thành thật. Bằng sự tinh tế và nhạy cảm của tâm hồn phụ nữ, các nhà thơ nữ đã thể hiện các quan hệ tình yêu thông qua đề tài đời tư - thế sự gần gũi mà khẩn thiết, day dứt, xuất phát từ nhu cầu thể hiện bản ngã, thể hiện cái tôi bên trong của mỗi nhà thơ nữ. Trong thơ nữ giai đoạn 1986–2016, ta nhận thấy, bên cạnh hình tượng cái tôi trữ tình khát khao yêu thương và dâng hiến, còn thường trực hình tượng cái tôi trữ tình đau thương và ngang trái. Từ khóa: thơ nữ Việt Nam, 1986–2016, cái tôi trữ tình, tình yêu, nỗi đau Thơ nữ Việt Nam sau 1986 thể hiện sự lên ngôi của ý thức phái tính với khát vọng và nhu cầu thể hiện bản ngã của người phụ nữ một cách chân thật. Có thể nói, các nhà thơ nữgiai đoạn này đã tạo nên một dòng văn học mang đậm sắc thái nữ giới trong nền thơ đương đại. Sắc thái nữ giới này, trước tiên, xuất phát từ nhu cầu thể hiện bản ngã, thể hiện cái tôi bên trong của mỗi nhà thơ nữ; sau đó, họ nhập vai và đại diện cho cả giới nữ để tự nói về thế giới chung quanh mình một cách khẩn thiết. Điều đó, không gì cụ thể và trực tiếp hơn từ chính sự thể hiện cái tôi trữ tình của tác giả – nhân tố quyết định quá trình kiến trúc bài thơ từ hình thức đến nội dung. Dưới cái nhìn truyền thống từ bình diện lịch sử–xã hội với quan niệm lấy nam giới làm trung tâm, người nữ từ bản chất sinh học nghiễm nhiên được xem như phái yếu, phụ thuộc vào nam giới. Địa vị gia đình và địa vị xã hội, địa vị kinh tế của họ được nhìn nhận trong mối quan hệ bất bình đẳng, lâu dài trở thành

TỪ KHÓA LIÊN QUAN