tailieunhanh - Bước đầu mô tả chân thơ trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu
Lí thuyết thi tiết, cụ thể là tiết điệu, chân thơ, bước thơ và cấu trúc tiết điệu còn khá xa lạ trong giới Việt ngữ học. Bài viết đi vào giới thiệu lí thuyết chân thơ, bước đầu miêu tả về chân thơ trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu. Từ đó đưa ra một số nhận xét về các kiểu chân thơ và giá trị của nó trong biểu đạt nội dung và đánh dấu phong cách tác giả. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 15, Số 11 (2018): 108-122 Vol. 15, No. 11 (2018): 108-122 Email: tapchikhoahoc@; Website: BƯỚC ĐẦU MÔ TẢ CHÂN THƠ TRONG DÒNG THƠ 7 CHỮ CỦA XUÂN DIỆU Nguyễn Thị Hồng Sanh* Đại học Quảng Nam Ngày nhận bài: 02-11-2018; ngày nhận bài sửa: 13-11-2018; ngày duyệt đăng: 21-11-2018 TÓM TẮT Lí thuyết thi tiết, cụ thể là tiết điệu, chân thơ, bước thơ và cấu trúc tiết điệu còn khá xa lạ trong giới Việt ngữ học. Bài viết đi vào giới thiệu lí thuyết chân thơ; bước đầu miêu tả về chân thơ trong dòng thơ 7 chữ của Xuân Diệu. Từ đó đưa ra một số nhận xét về các kiểu chân thơ và giá trị của nó trong biểu đạt nội dung và đánh dấu phong cách tác giả. Từ khóa: bước thơ, cấu trúc tiết điệu, chân thơ, nhịp điệu, thi tiết, thơ 7 chữ. ABSTRACT The initial description of poetic foot in the verse of the seven syllables poem of Xuan Dieu The theory of metrics, in particular meter, poetic foot, poetic feet, pattern meter is quite strange in the study of Vietnamese language. This research introduces the theoty of poetic foot, describes poetic foot in the verse of the seven syllables poem of Xuan Dieu. It gives some insights in to poetic foot and its value in the expression of content and mark the personal style of the poet. Keywords: poetic feet, poetic foot, meter structure, rhythm, metrics, 7 syllables poem. 1. Dẫn nhập Thi tiết (Metrics/ Meter) là phương pháp “nghiên cứu các âm tiết (ngắn – dài, có trọng âm – không trọng âm ) và cách tổ hợp các âm tiết này (trong dòng thơ, câu thơ, bài thơ), tức là nghiên cứu cấu trúc tiết điệu của thơ” (Lý Toàn Thắng, 2015, ). Nhìn từ góc độ thi học đại cương, một bài thơ cách luật thường có một cách thức tổ chức hay cấu trúc nhất định, theo một tôn ti thứ tự như sau: (i) Bài thơ có thể (có hoặc không) gồm một số khổ
đang nạp các trang xem trước