tailieunhanh - So sánh kết cấu hư không trong thơ Haiku và đặc tính ý tại ngôn ngoại trong thơ tuyệt cú đời Đường
Thơ Haiku và thơ tuyệt cú đời Đường tuy là những thể thơ ngắn nhất thế giới, nhưng đó chính là sự thăng hoa của cảm xúc và chiều sâu tư tưởng trong sáng tạo nghệ thuật độc đáo, chúng thực sự đã trở thành những viên ngọc vô giá trong kho tàng văn chương nhân loại. Nhìn trong mối tương quan về mặt thể loại xét trên các bình diện, chúng tôi nhận thấy thơ Haiku và Thơ tuyệt cú có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều sự khác biệt. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ SO SÁNH KẾT CẤU HƯ KHÔNG TRONG THƠ HAIKU VÀ ĐẶC TÍNH TRONG THƠ TUYỆT CÚ ĐỜI ĐƢỜNG Nguyễn Thị Thanh Nga1 TÓM TẮT Thơ Haiku và thơ tuyệt cú đời Đường tuy là những thể thơ ngắn nhất thế giới, nhưng đó chính là sự thăng hoa của cảm xúc và chiều sâu tư tưởng trong sáng tạo nghệ thuật độc đáo, chúng thực sự đã trở thành những viên ngọc vô giá trong kho tàng văn chương nhân loại. Nhìn trong mối tương quan về mặt thể loại xét trên các bình diện, chúng tôi nhận thấy thơ Haiku và Thơ tuyệt cú có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều sự khác biệt. Kết cấu hư không trong thơ Haiku và đặc tính ý tại ngôn ngoại trong thơ tuyệt cú có thể xem là những nét đặc trưng nghệ thuật nổi bật đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho mỗi thể thơ này. Từ khóa: Thơ Haiku, Thơ tuyệt cú đời Đường, kết cấu hư không, ý tại ngôn ngoại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thơ Haiku của Nhật Bản và thơ tuyệt cú đời Đƣờng có nhiều tƣơng đồng và dị biệt về mặt thi pháp. Tuy nhiên, thật khó để chỉ ra một cách rạch ròi, cụ thể bởi vì trong sự tƣơng đồng đã xuất hiện những điểm khác biệt và giao thoa với nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi thông qua việc tìm hiểu những biểu hiện cụ thể về ngôn từ và kết cấu độc đáo ở mỗi thể loại nhằm nêu ra những điểm giống và khác nhau trong kết cấu hư không của thơ Haiku và đặc tính hàm súc, “ý tại ngôn ngoại” trong thơ tuyệt cú đời Đƣờng. 2. NỘI DUNG . Điểm tƣơng đồng Ngôn từ hàm súc cao độ chính là điểm tƣơng đồng cơ bản nhất của thơ Haiku và thơ tuyệt cú đời Đƣờng. Điều này tồn tại nhƣ một lẽ đƣơng nhiên và là lý do tồn tại của thể thơ. Bởi vì chúng rất ngắn, nếu chúng không có khả năng ngụ ý và gợi ý thì chúng đã chẳng có sức sống lâu bền đến thế. Đây chính là đặc trƣng nổi bật về kết cấu của 2 thể loại thơ, chính đặc trƣng này đã tạo ra những khoảng trống để ngƣời đọc có thể bƣớc vào, làm chủ thế giới bài thơ tạo ra. Những khoảng hƣ không trong thơ Haiku là lời mời gọi tri âm đồng sáng tạo của độc giả, cũng nhƣ thế .
đang nạp các trang xem trước