tailieunhanh - Hoạt động cộng đồng của người cao tuổi ở phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sự tham gia các hoạt động cộng đồng của người cao tuổi ở phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa. Các hình thức tham gia hoạt động cộng đồng của người cao tuổi là thông qua tổ chức chính thức, tổ chức phi chính thức. Các hoạt động xã hội của Hội người cao tuổi tại địa phương. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở PHƢỜNG ĐÔNG SƠN, THÀNH PHỐ THANH HÓA Lê Thị Hợi1 TÓM TẮT Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sự tham gia các hoạt động cộng đồng của người cao tuổi ở phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa. Các hình thức tham gia hoạt động cộng đồng của người cao tuổi là thông qua tổ chức chính thức; Tổ chức phi chính thức; Các hoạt động xã hội của Hội người cao tuổi tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn phường Đông Sơn, người cao tuổi vẫn giữ một vị trí quan trọng trong các hoạt động cộng đồng tại các khu phố hiện nay. Tham gia các hoạt động tại cộng đồng giúp người cao tuổi vừa cống hiến cho xã hội vừa có thêm niềm vui khi về già với phương châm “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Từ khóa: Người cao tuổi, hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội, tổ chức chính thức, tổ chức phi chính thức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngƣời cao tuổi luôn đƣợc xem nhƣ một bộ phận cấu thành của cơ cấu nhân khẩu – xã hội của một xã hội cụ thể, mà ở đó, trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống thƣờng ngày, họ là một bộ phận quan trọng với những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Nghị quyết lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ƣơng khoá IX đã chỉ ra: phải tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội, nêu gương tốt, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Trong Pháp lệnh Người cao tuổi cũng nhấn mạnh việc tập hợp người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [6]. Ngƣời cao tuổi hay ngƣời già dù trong xã hội truyền thống hay xã hội hiện đại vẫn giữ một vị trí nhất định trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Không phải mỗi ngƣời khi bƣớc vào tuổi già là họ hoàn toàn đƣợc nghỉ ngơi, không làm việc, không hoạt động và sống một cách tách biệt khỏi cộng đồng dân cƣ .
đang nạp các trang xem trước