tailieunhanh - Về tính đa chủ nghĩa của tiểu thuyết Tây du kí

Trên cơ sở giới thiệu kiến giải của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam về chủ đề của tiểu thuyết Tây du ký, bài viết định hướng nhận thức, lý giải chủ đề của tác phẩm với hai luận điểm chính: 1. Đa chủ đề là một đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tây du ký. 2. Cần phải từ lý luận chính thể mà xem xét hệ thống chủ đề của tác phẩm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ VỀ TÍNH ĐA CHỦ ĐỀ CỦA TIỂU THUYẾT Trịnh Đình Hà1 TÓM TẮT Trên cơ sở giới thiệu kiến giải của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam về chủ đề của tiểu thuyết Tây du ký, bài viết định hướng nhận thức, lý giải chủ đề của tác phẩm với hai luận điểm chính: 1. Đa chủ đề là một đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tây du ký. 2. Cần phải từ lý luận chỉnh thể mà xem xét hệ thống chủ đề của tác phẩm. Ở cấp độ chỉnh thể, có thể xác định chủ đề chính của Tây du ký là cuộc đấu tranh ngoan cường chống lại các thế lực đen tối, chiến thắng thiên tai, nhân họa vì tự do, tự tại, vì cuộc sống hạnh phúc, vì chân lý, chính nghĩa của nhân dân; đồng thời, có thể coi chinh phục cái chết, và giới hạn tính chính đáng của việc truy cầu hạnh phúc là những chủ đề phụ. Từ khóa: Cấu trúc, đa chủ đề, tiểu thuyết, Tây du ký. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu thuyết Tây du ký không chỉ đƣợc coi là một trong “tứ đại kỳ thƣ” đời Minh mà còn đƣợc liệt vào hàng “tứ đại danh tác” của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhiều thế hệ độc giả, trở thành nguyên tác của nhiều tác phẩm phái sinh thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Sở dĩ tác phẩm có đƣợc sức sống mãnh liệt nhƣ vậy, là do giá trị văn hóa, thẩm mỹ phong phú, đích thực của nó, mà một trong những biểu hiện quan trọng là tính đa chủ đề. Nghiên cứu hiện tƣợng đa chủ đề của tiểu thuyết Tây du ký là việc làm bổ ích và thú vị, có thể giúp đánh giá đầy đủ, chính xác hơn ý nghĩa và giá trị tƣ tƣởng, nghệ thuật của tác phẩm. 2. NỘI DUNG . Tính đa chủ đề của tiểu thuyết Tây du ký qua kiến giải của các nhà nghiên cứu . Ở Trung Quốc Lý Hối Ngô, trong Trung Quốc tiểu thuy ết sử mạn cảo (1997), nêu lên tình trạng giải thích sai lầm hoặc giải thích quanh co kéo dài đến mấy trăm năm. Từ thời Khang Hy, đến Càn Long, Gia Khánh, nh ững bình điểm trong các sách Tây du nguyên ch ỉ, Thông dị Tây du chính ch ỉ. chỉ là qua tình ti ết và nhân vật tiểu thuyết, tìm ki ếm “vi ngôn đại nghĩa”

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG