tailieunhanh - Bước đầu tìm hiểu ý nghĩa của từ “thấy” trong tác phẩm của Nam Cao

Từ góc độ nghĩa, từ “thấy” trong tác phẩm của Nam Cao mang những nội dung, ý nghĩa khác nhau. Tính đa nghĩa của từ “thấy” hay hiện tượng đồng âm khác loại của từ “thấy” được Nam Cao vận dụng linh hoạt trong việc khai thác những khía cạnh tâm lý khác nhau của nhân vật trong tác phẩm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA TỪ “THẤY” TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO Lê Thị Bình1 TÓM TẮT Từ góc độ nghĩa, từ “thấy” trong tác phẩm của Nam Cao mang những nội dung, ý nghĩa khác nhau. Tính đa nghĩa của từ “thấy” hay hiện tượng đồng âm khác loại của từ “thấy” được Nam Cao vận dụng linh hoạt trong việc khai thác những khía cạnh tâm lý khác nhau của nhân vật trong tác phẩm. Từ khóa: Từ “thấy”, nghĩa của từ, tính đa nghĩa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ đƣợc nghiên cứu ở cả lĩnh vực Từ vựng học và Ngữ pháp học. Với ngữ pháp chức năng, một khuynh hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ mới, hiện đại, từ (và các đơn vị ngôn ngữ khác) đƣợc nghiên cứu trên cả ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trong thực tế sử dụng, những hiện tƣợng về từ nhƣ từ đa nghĩa, từ đồng âm là những hiện tƣợng thú vị cho thấy sự phong phú, đa dạng của từ tiếng Việt. Từ “thấy” là một hiện tƣợng nhƣ vậy. Từ “thấy” xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm văn học (đặc biệt trong các sáng tác của nhà văn Nam Cao - một bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ) song, chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc, độc lập về hiện tƣợng ngôn ngữ này. Trong các tác phẩm của Nam Cao, bên cạnh các hiện tƣợng về câu (nhƣ câu có đề ngữ, câu tồn tại), các hiện tƣợng về từ (nhƣ sử dụng với tần số cao các hƣ từ “thì, là, mà”, sử dụng từ xƣng hô.), từ “thấy” xuất hiện khá nhiều cũng là một đặc điểm góp phần làm nên phong cách ngôn ngữ của nhà văn qua việc sử dụng từ. 2. NỘI DUNG Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, GS. Hoàng Phê chủ biên), từ “thấy” đƣợc giải thích nhƣ sau: “thấy đg 1. Nhận biết đƣợc bằng mắt nhìn. Điều mắt thấy tai nghe. Nhìn trước nhìn sau, chẳng thấy ai. Tìm chưa thấy. 2. (thƣờng dùng sau một số đg). Nhận biết đƣợc bằng giác quan nói chung: Ngửi thấy thơm. Nói nhỏ quá, không nghe thấy gì. Thấy động liền bỏ chạy. 3. Nhận ra đƣợc, biết đƣợc qua nhận thức. Thấy được khuyết điểm. Phân tích cho thấy rõ vấn đề. Thấy bé thật thà, ai cũng mến.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN